Soạn bài Hầu Trời

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Hầu Trời

Bài thơ Hầu Trời của Tản Đà được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Qua Hầu Trời, Tản Đà đã bộc lộ cái tôi cá nhân – một cái tôi rất ngông, phóng túng. Từ đó, nhà thơ thể hiện được sự tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình, cũng như khát khao khẳng định giữa cuộc đời.

Soạn bài Hầu trời
Soạn bài Hầu trời

Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Hầu Trời, kính mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết dưới đây.

Soạn bài Hầu Trời – Mẫu 1

Soạn văn Hầu Trời chi tiết

I. Tác giả

– Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu.

– Quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội).

– Ông xuất thân là nhà Nho, từng hai lần lều chõng nhưng đều không đỗ đạt. Sau đó, Tản Đà chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ và sớm gây được tiếng vang lớn vào những năm 20 của thế kỷ XX.

– Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn lại rất đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều sáng tạo mới mẻ.

– Ngoài thơ, Tản Đà cũng sáng tác văn xuôi với nhiều bài tản văn, tùy bút, tự truyện.

– Một số tác phẩm chính: Khối tình con I, II (thơ, 1917); Giấc mộng con I (tiểu thuyết, năm 1917), Thề non nước (tiểu thuyết, 1920), Giấc mộng con II (Du ký, 1932), Giấc mộng lớn (tự truyện, 1932)…

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

Bài thơ “Hầu Trời” in trong tập “Còn chơi”, xuất bản lần đầu năm 1921.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”. Giới thiệu về thời gian và hoàn cảnh được lên trời chơi.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”. Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
  • Phần 3. Còn lại. Thi nhân bày tỏ nỗi niềm tâm sự với Trời về chính mình.

3. Tóm tắt

Thi nhân đêm khuya buồn không ngủ được bằng đun nước uống rồi nằm ngâm thơ, ngắm trăng. Giọng thơ hay đến nỗi vang vọng tới trời cao. Trời sai hai tiên nữ xuống mời thi sĩ lên hầu chuyện. Thi sĩ rất thích thú khi được lên tiên chơi và được thể hiện tài năng “đọc hết văn vần lẫn văn xuôi”, cả Trời và các chư tiên nghe xong thích thú, khen thưởng. Trời hỏi thi sĩ họ tên, người phương nào, thi sĩ xưng tên của mình và kể về tình cảnh khốn khó khi theo đuổi nghề văn dưới trần. Trời động viên, an ủi, thi sĩ cảm tạ rồi được đưa về trần. Sau cùng là cuộc chia tay của Trời, chư tiên với thi sĩ.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Giới thiệu về thời gian và hoàn cảnh được lên trời chơi

– Thời gian: đêm trăng

– Hoàn cảnh: Thi nhân đọc thơ, tiếng thơ vang vọng khiến Trời mất ngủ. Trời cho người xuống mời thi nhân lên hầu trời.

– Cảm nhận của thi nhân: “Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng/ Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!/ Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”.

=> Tạo cảm giác nửa thật nửa ảo. Cách kể chuyện có duyên, hấp dẫn và độc đáo.

2. Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe

– Không khí trên trời, cách đón tiếp “trời sai tiên nữ dắt lôi dậy, truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy, chư tiên ngồi quanh đã yên lặng”: cách đón tiếp trang trọng, hiếu khách và phù hợp với buổi đọc thơ.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài Tôi yêu em

– Thi nhân xin phép được đọc, cao hứng và có phần tự đắc: đọc hết văn vần sang văn xuôi, hết văn lý thuyết lại văn chơi… để phô diễn hết tài năng của mình.

– Cảm nhận của Trời và chư tiên: “văn dài hơi tốt”, “Trời cũng lấy làm hay”, “Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi”, “Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày’’, “Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng”, “đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay”. Tất cả đã thể hiện được sự thích thú, say mê với thơ của thi sĩ.

– Thi sĩ bắt đầu giới thiệu các tác phẩm của mình một cách đầy đủ: tên sách – thể loại.

– Lời khen của Trời: “văn giàu thay lại lắm lối”, “Trời nghe xong cũng phải buồn cười”, chư tiên thi nhau nhờ thi nhân “gánh lên bán chợ Trời”…

=> Qua đây thể hiện được cái tôi ngông nghênh của Tản Đà: tự ý thức được tài năng của bản thân, trần gian không có ai hiểu được thơ của ông mà chỉ có thể tìm được tri kỷ ở trên trời.

3. Thi nhân bày tỏ nỗi niềm tâm sự với Trời về chính mình

– Hoàn cảnh: Sau khi khen ngợi văn chương của thi nhân, Trời hỏi về nguồn gốc của thi nhân.

– Thi nhân giới thiệu về bản thân:

  • Tên: Tên Khắc Hiếu, họ Nguyễn.
  • Quê quán: núi Tản, sông Đà, nước Việt.
  • Thân thế: một vị tiên bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông”.
  • Thiên chức: Trời giải thích đó không phải là do Trời đày, mà muốn sai thi nhân việc truyền bá thiên thương cho nhân loại.

=> Qua lời giới thiệu, ta thấy được ý thức trách nhiệm, khát vọng của nhà thơ Tản Đà.

– Thi nhân nói về tình cảnh của người theo đuổi nghiệp văn:

  • Văn chương ở hạ giới rẻ như bèo.
  • Cuộc sống của người viết văn nghèo khó, thân phận bị rẻ rúng…

Tổng kết:

– Nội dung: Qua Hầu Trời, Tản Đà đã bộc lộ cái tôi cá nhân – một cái tôi rất ngông, phóng túng. Từ đó, nhà thơ thể hiện được sự tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình, cũng như khát khao khẳng định giữa cuộc đời.

– Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên, giọng điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động…

Soạn văn Hầu Trời ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

– Thời gian: đêm trăng

– Hoàn cảnh: Thi nhân đọc thơ, tiếng thơ vang vọng khiến Trời mất ngủ. Trời cho người xuống mời thi nhân lên hầu trời.

– Cảm nhận của thi nhân: “Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng/ Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!/ Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”.

=> Tạo cảm giác nửa thật nửa ảo. Cách kể chuyện có duyên, hấp dẫn và độc đáo.

Câu 2. Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời). Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.

– Thi nhân xin phép được đọc, cao hứng và có phần tự đắc: đọc hết văn vần sang văn xuôi, hết văn lý thuyết lại văn chơi… để phô diễn hết tài năng của mình.

– Cảm nhận của Trời và chư tiên: “văn dài hơi tốt”, “Trời cũng lấy làm hay”, “Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi”, “Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày’’, “Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng”, “đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay”. Tất cả đã thể hiện được sự thích thú, say mê với thơ của thi sĩ.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Phân tích đoạn 2 bài thơ Vội vàng (Dàn ý + 12 mẫu)

– Thi sĩ bắt đầu giới thiệu các tác phẩm của mình một cách đầy đủ: tên sách – thể loại.

– Lời khen của Trời: “văn giàu thay lại lắm lối”, “Trời nghe xong cũng phải buồn cười”, chư tiên thi nhau nhờ thi nhân “gánh lên bán chợ Trời”…

=> Qua đây thể hiện được cái tôi ngông nghênh của Tản Đà: tự ý thức được tài năng của bản thân, trần gian không có ai hiểu được thơ của ông mà chỉ có thể tìm được tri kỷ ở trên trời.

– Giọng văn: tự nhiên, thoải mái và có phần hóm hỉnh.

Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

– Đoạn thơ hiện thực là:

“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Một cây che chống bốn năm chiều”

– Ý nghĩa đoạn thơ: Bức tranh hiện thực về cuộc đời của chính nhà thơ ở nơi trần thế (cuộc sống cơ cực và đói khổ, văn chương không được coi trọng, làm không đủ ăn lại bị o ép quá nhiều…).

– Cảm hứng hiện thực trong đoạn thơ cho thấy Tản Đà không hề thoát ly cuộc sống, ông coi việc truyền bá thiên lương như một trách nhiệm quan trọng của cuộc sống.

Câu 4. Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật…)

– Thể thơ: thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu kết cấu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.

– Ngôn ngữ thơ: chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ.

– Cách kể chuyện: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn được người đọc.

– Tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật trong câu chuyện mạch cảm xúc trong bài thơ tự do, không hề gò ép.

II. Luyện tập

Câu 1. Bài Hầu Trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh (chị) thích thú nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.

Khi đọc bài thơ “Hầu Trời”, người đọc sẽ ấn tượng với ý tưởng của tác giả khi đưa ra trách nhiệm thực hiện thiên lương của mình. Trong cuộc trò chuyện với Trời, thi sĩ phát hiện ra mình là một trích tiên bị đày xuống trần gian vì tội “ngông”. Nhưng qua lời giải thích của Trời thì đó là nhiệm vụ “truyền bá thiên lương” cho nhân loại – một trách nhiệm quan trọng mà khó khăn. Qua đó, ta thấy được ý thức trách nhiệm của nhà thơ cũng như khao khát khẳng định giá trị của bản thân.

Câu 2. Anh (chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã học). Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?

– “Ngông” trong cuộc sống là có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường, bất chấp sự khen chê của người đời. Còn “ngông” trong văn học là dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ.

– Cái “ngông” của Tản Đà ở đây là:

  • Tự ý thức được tài năng của bản thân.
  • Không tìm thấy được sự đồng điệu nơi trần thế.
  • Ý thức trách nhiệm “thực hành thiên lương” quan trọng.
  • Khát khao khẳng định giá trị của bản thân trước cuộc đời.
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những kết bài về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (45 mẫu)

Soạn bài Hầu Trời – Mẫu 2

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

Câu 1. Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

– Phân tích khổ thơ đầu:

  • Thời gian: Đêm qua
  • Hoàn cảnh: Thi nhân đọc thơ, tiếng thơ vang vọng khiến Trời mất ngủ. Trời cho người xuống mời thi nhân lên hầu trời.
  • Cảm nhận của thi nhân “Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng/ Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!/ Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”.

– Cách vào đề của bài thơ “Đêm qua chẳng biết có hay không” gợi cho người đọc cảm giác nửa thật nửa ảo về câu chuyện sắp được kể, từ đó tạo sự tò mò, hấp dẫn.

Câu 2. Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? (Thái độ của tác giả, của chư tiên và những lời khen của Trời). Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.

– Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:

  • Thái độ của tác giả là cao hứng và có phần tự đắc “đọc hết văn vần sang văn xuôi, hết văn lý thuyết lại văn chơi…”.
  • Chư Tiên nghe thơ xong rất xúc động, tán thưởng và ngưỡng mộ tài thơ của Tản Đà: “Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi – Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày – Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng – Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay…”
  • Lời khen chân thành của Trời: “văn giàu thay lại lắm lối”, “Trời nghe xong cũng phải buồn cười”, chư tiên thi nhau nhờ thi nhân “gánh lên bán chợ Trời”…

– Cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ: Cá tính mạnh mẽ cùng khát khao tìm được tri kỉ của nhà thơ.

– Giọng kể của tác giả: Dí dỏm, hài hước.

Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

– Đoạn thơ hiện thực là:

“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.”

– Ý nghĩa đoạn thơ: Hiện thực cuộc sống của nhà thơ trần thế nói riêng hay cũng chính là cuộc sống cơ cực và đói khổ của nhà thơ, nhà văn nói chung khi văn chương không được coi trọng, làm không đủ ăn lại bị o ép quá nhiều….

– Cảm hứng hiện thực trong đoạn thơ cho thấy Tản Đà không hề thoát ly cuộc sống, ông coi việc truyền bá thiên lương như một trách nhiệm quan trọng của cuộc sống.

Câu 4. Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật…)

  • Thể thơ thất ngôn trường thiên.
  • Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm nhưng cũng rất gần gũi với đời thường
  • Cách kể chuyện hóm hỉnh, duyên dáng
  • Tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật trong câu chuyện mạch cảm xúc trong bài thơ tự do, không hề gò ép.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận