Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 – Kết nối tri thức 7

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 – Kết nối tri thức 7

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị bài, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 34, cung cấp đầy đủ kiến thức về bài học.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 34)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 34)

Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 34)

Câu 1. Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:

Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!

– Nội dung: Các câu văn kể về việc những người trên tàu quan sát để tiếp cận “con cá thiết kình”.

– Hình thức:

  • Các câu văn kể lại sự việc theo trình tự thời gian (Sáu giờ…; Tới bảy giờ…).
  • Sử dụng phép liên kết câu: Phép lặp (trời, sáng); phép nối (cùng, tới, nhưng).

Câu 2. Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau và nêu chức năng của chúng:

Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của tàu Hen-vơ-chi-a và San-nông hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.

Xem thêm:  Soan bài Trò chơi cướp cờ - Chân trời sáng tạo 7

– Từ đồng nghĩa: chiếc tàu chiến, chiếc tàu

– Các phép liên kết: phép thế (con cá – nó); phép lặp (con cá, chiếc tàu)

=> Chức năng: Đảm bảo tính thống nhất về nội dung giữa các câu trong đoạn văn.

Câu 3. Theo em, có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được không? Vì sao?

(1) Nhưng con cá cũng bơi với tốc độ y như vậy! (2) Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải! (3) Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! (4) Anh em thủy thủ tức giận điên người. (5) Họ nguyền rủa quái vật, nhưng nó vẫn phớt lờ.

Không thể sắp xếp theo một trật tự khác. Vì các câu văn được sắp xếp để đảm bảo về sự thống nhất nội dung, tính mạch lạc và liên kết trong đoạn văn.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể lại một tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn.

– Mẫu 1: Chúng tôi đã nhìn thấy con cá thiết kình. Kích thước của nó to lớn hơn so với tưởng tượng. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Khi chiếc tàu đến gần, tôi ngắm kĩ con cá. Nó chắc không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng có vẻ cả ba chiều cân đối đến lạ lùng. Chiếc tàu lao thẳng về phía con cá, nhưng tốc độ không theo kịp nó.

Xem thêm:  Soạn bài Ôn tập học kì I - Kết nối tri thức 7

=> Tính mạch lạc:

  • Nội dung: Đoạn văn kể về tình huống tàu của giáo sư Pi-e An-rôn-nác chạm trán con “cá kình” khổng lồ.
  • Hình thức: Sử dụng các phép liên kết (Phép lặp – con cá, chiếc tàu; phép thế: nó thay cho con cá)

– Mẫu 2: Công-xây dùng chút sức lực còn lại đẩy tôi đi. Thỉnh thoảng, anh ta lại ngóc đầu lên và kêu cứu. Tai tôi bắt đầu điếc đặc. Sức lực đã cạn kiệt. Các ngón tay của tôi cứng đờ. Còn miệng không thể mím lại vì cơ miệng bị co rút mạnh. Tôi bị sặc nước. Cảm giác lạnh buốt ngập tới tận tủy. Tôi ngóc đầu lên lần cuối, rồi chìm nghỉm. Rồi bỗng nhiên, tay tôi chạm được vào một vật rắn. Tôi níu lấy nó, nổi lên mặt nước. Mọi thứ đã dễ thở hơn. Tôi dần ngất đi…

– Tính mạch lạc: Các câu trong đoạn văn đều hướng về một nội dung.

– Tính liên kết:

  • Nội dung: Đoạn văn kể về tình huống giáo sư An-rô-nác bị rơi xuống biển.
  • Hình thức: Sử dụng các phép liên kết (Phép thế: Công-xây – anh ta; Phép nối: Còn miệng…)

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận