Soạn Sinh 8 Bài 43: Giới thiệu chung về hệ thần kinh

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn Sinh 8 Bài 43: Giới thiệu chung về hệ thần kinh

Giải Sinh 8 Bài 43: Giới thiệu chung về hệ thần kinh là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh học 8 Bài 43 trang 138 giúp các em hiểu được kiến thức về cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh. Giải Sinh 8 Bài 43 Giới thiệu chung về hệ thần kinh được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Soạn Sinh 8 Bài 43: Giới thiệu chung về hệ thần kinh mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Giới thiệu chung về hệ thần kinh

I. Nowrron – đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh

– Cấu tạo:

  • Thân hình sao, chứa nhân.
  • Một sợi trục (phần lớn) có bao miêlin
  • Tận cùng là các xinap: nơi tiếp xúc giữa các noron
Xem thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022 - 2023

– Thân và các sợi nhánh tạo chất xám trong trung ương thần kinh

– Sợi trục thành phần cấu tạo nên chất trắng và các dây thần kinh noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.

Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa ở mức độ cao nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.

– Chức năng của noron: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

II. Các bộ phận của hệ thần kinh

Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên:

– Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Bộ phận ngoại biên nằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh.

Chức năng của hệ thần kinh: điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành 1 thể thống nhất, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cũng như môi trường ngoài.

Dựa vào chức năng hệ thần kinh được phân biệt thành

  • Hệ thần kinh cơ xương (vận động): điều khiển các cơ vân, cơ xương, hoạt động ý thức
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản: là hoạt động không có ý thức
Xem thêm:  Soạn Sinh 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 43

Câu hỏi trang 137: Dựa vào hình 43-1 và kiến thức đã học ở bài 6 chương I hãy mô tả cấu tạo và chức năng của noron.

Trả lời:

– Cấu tạo của noron thần kinh:

+ Thân hình sao, chứa nhân

+ Một số trục có bao mielin

+ Tận cùng là các xinap: nơi tiếp xúc giữa các noron.

– Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Câu hỏi trang 137: Dựa vào hình 43-2, hãy hoàn thành thông báo bằng cách điền các từ, cụm từ sau vào chỗ thích hợp.

Trả lời:

Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên

– Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não, tủy sống nằm trong ống xương sống.

– Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên, có dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 43 trang 138

Bài 1 (trang 138 SGK Sinh học 8)

Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?

Gợi ý đáp án:

Nơ ron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời.

Xem thêm:  "Chuẩn bị bài học Sinh học lớp 8 số 46: Hệ thống thần kinh Trung ương, thần kinh ngoại biên và nội tạng thận"

Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Bài 2 (trang 138 SGK Sinh học 8)

Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ?

Gợi ý đáp án:

Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng được trình bày trong bảng sau :

bai 2 trang 138

Bài 3 (trang 138 SGK Sinh học 8)

Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?

Gợi ý đáp án:

Giống nhau:

  • Đều được cấu tạo từ mô thần kinh bao gôm các nơron và tổ chức dây thần kinh đệm
  • Đều gồm 2 bộ phận là bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên
  • Đều có vai trò điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

Khác nhau:

  • Hệ thận kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vận động (hoạt động có ý thức)
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng điểu khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản (hoạt động không có ý thức)

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận