Soạn Sinh 8 Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn Sinh 8 Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp

Giải Sinh 8 Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần câu hỏi, bài tập được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Sinh học 8 Bài 56 trang 178 giúp các em hiểu được kiến thức về tuyến yên, tuyến giáp, vai trò của hoocmôn tuyến giáp. Giải Sinh 8 Bài 56 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Soạn Sinh 8 Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp, mời các bạn cùng tải tại đây.

Sinh 8 Bài 56: Tuyến yên, tuyến giáp

Lý thuyết Tuyến yên, tuyến giáp

I. Tuyến yên

1. Đặc điểm

+ Nằm ở vùng dưới đồi, thuộc não trung gian

+ Có hình nhỏ như hạt đậu trắng nằm ở nền sọ

– Tuyến yên gồm: có thùy trước tuyến yên và thùy sau tuyến yên. Giữa hai thùy là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.

Xem thêm:  Bộ đề thi đánh giá năng lực học sinh xuất sắc môn Sinh học lớp 8.

– Tuyến yên là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác và các quá trình sinh lí của cơ thể.

2. Các hoocmôn của tuyến yên

soan sinh 8 bai 56 tuyen yen tuyen giap

II. Tuyến giáp

1. Đặc điểm

  • Nằm trước sụn giáp của thanh quản
  • Là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 – 25g
  • Cấu tạo gồm: nang tuyến và tế bào tiết

– Hoocmôn của tuyến giáp là tiroxin (TH), trong thành phần có iot.

2. Vai trò của hoocmôn tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tế bào.

* Khi thiếu iot → tiroxin không tiết ra → tuyến yên tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động → phì đại tuyến → gây ra bệnh bướu cổ

Hậu quả:

  • Trẻ em: chậm lớn, trí não kém phát triển
  • Người lớn: hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém

– Phòng bệnh: tuyên truyền toàn dân dùng muối iot

* Khi tuyến giáp hoạt động mạnh → tiết nhiều hoocmôn → tăng cường trao đổi chất quá mức → ​nhịp tim tăng → người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.

Do tuyến giáp hoạt động nhiều nên cũng gây nên bệnh bướu cổ, mắt lồi.

– Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hoocmôn canxitoxin + hoocmôn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu.

Xem thêm:  Soạn Sinh 8 Bài 39: Bài tiết nước tiểu

Tuyến cận giáp gồm có 4 tuyến, nằm sau tuyến giáp, có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 6 x 3 x 2 mm, màu sắc giống tuyến giáp.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 trang 177

Hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân dùng muối I ốt”

Trả lời:

Tuyến yên là tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết. Đồng thời tiết ra các hoocmôn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn (ở tử cung). Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể. Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò trong điều hoà trao đổi chất canxi và phôtpho trong máu. Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 56 trang 178

Bài 1

Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết đã học theo mẫu sau:

Gợi ý đáp án:

Bảng so sánh:

STT Tuyến nội tiết Vai trò

1

Tuyến yên

Là tuyến quan trọng nhất tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết các hoocmon có ảnh hưởng đến sinh trưởng, trao đổi glucozo, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn.

2

Tuyến giáp

Có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.

3

Tuyến cận giáp

Cùng với tuyến giáp có vai trò điều hoa trao đổi canxi và photpho trong máu.

Xem thêm:  Soạn Sinh 8 Bài 62: Thụ tinh, Thụ thai và phát triển của thai

Bài 2

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt?

Gợi ý đáp án:

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

Bệnh bướu cổ do thiếu iot Bệnh Bazodo

Khi thiếu iốt, chất tiroxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoocmon thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.

Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmon làm tăng trao đổi chất, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh. Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập