Tả chiếc bánh chưng ngày Tết

Photo of author

By THPT An Giang

Bánh chưng

Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam, nhất là khi Tết đến, xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng như một món ăn gắn bó, chứa đầy tình cảm và mang đậm hương vị quê hương Việt Nam.

Tả Chiếc Bánh Chưng Ngày Tết

Dàn ý Tả Chiếc Bánh Chưng

1. Mở bài: Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những chiếc bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người, bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

2. Thân bài:

a. Tả bao quát

  • Hình dáng vuông vức
  • Kích thước: Dài và rộng khoảng 20cm, cao khoảng 5cm
  • Màu sắc: Màu xanh lá dong
  • Chất liệu: Được làm từ gạo nếp
  • Nguồn gốc: Có từ thời vua Hùng thứ 6, Lang Liêu được thần mạch bảo tạo ra bánh chưng, bánh giầy để dâng vua.

b. Tả chi tiết

  • Bên ngoài:

    • Lớp gói bên ngoài: là dạng tươi.
    • Dây: buộc bằng sợi lạc có màu vàng nhạt.
  • Bên trong:

    • Vỏ bánh: làm từ gạo nếp có hạt chắc, tròn, được ngắm màu xanh từ lớp lá gói nên có màu xanh, trắng hài hoà.
    • Đậu xanh: hạt chắc, mẩy, màu vàng ươm đẹp mắt.
    • Thịt được ướp với gia vị trước khi làm nhân.
    • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, bột ngọt.
Xem thêm:  Tập làm văn lớp 4: Tả một đồ chơi mà em thích nhất (78 mẫu)

c. Công dụng

  • Thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên.
  • Đãi khách đến nhà hoặc làm quà biếu.
  • Là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết.

3. Kết bài:

Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và phát huy.

Bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy và ấm áp của gia đình. Mỗi dịp Tết đến xuân về, khi chiếc bánh chưng bốc khói lên nghi ngút, không khí ấm áp của gia đình bao trùm. Đây chính là báo hiệu cho sự đoàn viên, sự sum vầy sau một năm làm việc vất vả.

Để làm một chiếc bánh chưng ngon và đậm đà, người ta chuẩn bị những nguyên liệu rất đơn giản và dễ chuẩn bị kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nếp, lá dong, thịt và đậu xanh giã nhỏ là những nguyên liệu chủ yếu. Mỗi nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng để tạo nên một món ăn thơm ngon nhất.

Sau khi chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu, đến lượt gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Bánh chưng được nấu trong một nồi to và đun từ 8-12 tiếng để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút, mang đến không khí đậm chất Tết.

Xem thêm:  Tập làm văn lớp 4: Tả cây me (Dàn ý + 4 mẫu)

Bánh chưng là một món ăn đậm đà ý nghĩa và vô cùng truyền thống. Chúng ta cần trân trọng và gìn giữ những giá trị này, để mỗi dịp Tết đến, người người nhà nhà có thể thưởng thức món bánh chưng thơm ngon và cảm nhận được sự ấm áp của gia đình.

Đọc thêm tại: THPT An Giang