Tiểu sử Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Tiểu sử Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Ở Việt Nam, mỗi khi nhắc đến những từ khóa như người giàu nhất Việt Nam, tỷ phú đô la, tỷ phú giàu nhất Việt Nam hay người nhiều tiền nhất Việt Nam… thì ngay cả một đứa nhỏ hay một ông lão chống gậy cũng có thể trả lời được, đó chính là doanh nhân – tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cái tên Phạm Nhật Vượng đến gần được với nhiều người, nhiều tầng lớp, thế hệ đến như vậy. Có lẽ một phần đến từ sức ảnh hưởng và độ phủ sóng của ông cũng như những công trình mang tên ông đã quá đỗi to lớn và phổ biến. Cùng chúng tôi bớt chút thời gian tìm hiểu rõ hơn những câu chuyện về cuộc đời, gia tài và sự nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng như con đường thành công của tỷ phú giàu nhất Việt Nam này nhé!

Thông tin chung

Tên thật Phạm Nhật Vượng
Năm sinh 5/8/1968
Nơi sinh Hà Nội
Quê gốc Hà Tĩnh
Nghề nghiệp Doanh nhân, Tỷ phú
Năm hoạt động Từ năm 1993
Gia đình Vợ: Phạm Thu Hương (cưới năm 1993)
Con – 3 (2 trai, 1 gái):
Phạm Nhật Quân
Anh Phạm Nhật Minh Hoàng
Phạm Nhật Minh Anh
Liên hệ Đang cập nhật
Mạng xã hội Không có
Thông tin tiểu sử tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong

Tuổi thơ của ông Phạm Nhật Vượng

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng sinh ngày ngày 5/8/1968 tại Hà Nội, có nguyên quán tại xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông có tất cả 3 anh chị em và ông là con đầu, em trai ông là Phạm Nhật Vũ, em gái là Phạm Lan Anh.

Phạm Nhật Vượng ra đời vào những năm chiến tranh xảy ra ác liệt ở Việt Nam, cha ông lúc bấy giờ làm việc trong lực lượng không quân Việt Nam, còn mẹ ông mở quán trà bán ở vỉa hè. Khi Hoà Bình lập lại, kinh tế cả nước khó khăn, gia đình ông nhiều lúc phụ thuộc hoàn toàn vào khoản thu ít ỏi từ quán trà của mẹ. Ông nhớ lại: “Khi đó giấc mơ của tôi không hề lớn. Tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình thoát nghèo”.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 12

Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, điều kiện học tập thiếu thốn nhưng tinh thần ham học của Nhật Vượng chưa bao giờ tắt. Cộng thêm được nuôi dưỡng bằng truyền thống hiếu học của mảnh đất miền Trung đầy nắng gió nên Phạm Nhật Vượng vẫn luôn có thành tích nổi bật trên con đường học vấn của mình.

Năm 1982, ông Phạm Nhật Vượng theo học tại trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Năm 1985, ông tốt nghiệp, đến năm 1987, ông thi đỗ vào Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội và nhờ thành tích học tập xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ngành kinh tế địa chất ở trường Đại học Thăm dò Địa chất Liên bang Nga. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong cuộc đời ông Phạm Nhật Vượng.

Bắt đầu từ năm thứ 3, khi còn là một chàng sinh viên theo học tại xứ người, Phạm Nhật Vượng đã tập tành kinh doanh. Quyết định tưởng chừng viễn vông đó ai ngờ đã khởi đầu cho một định mệnh, để sau đó, Việt Nam đã có một tỷ phú trong tương lai làm thay đổi và phát triển công nghệ cũng như góp công thay đổi bộ mặt của một đất nước.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 17jpg

Thời gian đầu khi mới kinh doanh, Nhật Vượng thuê một phòng để buôn bán áo gió và có được khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, thị trường thay đổi cùng với việc thiếu kinh nghiệm, một khoảng thời gian sau ông phá sản.

Năm 1993, ông tốt nghiệp Đại học và kết hôn cùng người bạn học đại học khi đó tên là Phạm Thu Hương– cũng là một thanh niên Việt ưu tú theo du học tại Liên Xô lúc bấy giờ. Thời điểm này, nền kinh tế ở Liên Xô tan rã, hàng hóa khan hiếm và chủ yếu là thông qua đường tiểu ngạch. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc kinh doanh của người Việt tại Moskva.

Có sẵn tố chất thông minh, lại nhanh nhẹn, chịu khó, Phạm Nhật Vượng đã nắm bắt thời cơ để thầu các container và buôn bán đủ loại hình. Từ đó, ông bắt đầu hành trình trở thành ông chủ. Sự nghiệp kinh doanh của ông chủ người Việt cũng bắt đầu từ đó.

Xem thêm:  Tiểu sử Á hậu Thúy Vân

Con đường thành công của doanh nhân nghìn tỷ Phạm Nhật Vượng

Khởi nghiệp ‘trái nghề’ từ mỳ gói và “ông vua thức ăn chế biến”

Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế địa chất ở Liên Xô năm 1993, chàng trai Phạm Nhật Vượng lúc đó đã không lựa chọn nghề mỏ đã học mà theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Cũng trong năm này, ông Vượng đã kết hôn với bà Phạm Thu Hương.

Quyết tâm ở lại nước ngoài lập nghiệp, cặp vợ chồng trẻ tìm đường sang Úc với kinh nghiệm học được từ quán trà ngày xưa của mẹ mình, ông vay mượn bạn bè và người thân được 10.000 đô la rồi mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long tại thành phố Kharkov của Ukraine. Cửa hàng của ông đặt tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 18

Nhận thấy vai trò lớn của thực phẩm ăn liền, ngày 8/8/1993, ông Vượng bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu “Mivina” theo quy trình sản xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine, trở thành một thương hiệu đặc biệt hấp dẫn với người dân nơi đây.

Năm 2007, doanh nghiệp của ông Vượng bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói, trở thành thương hiệu yêu thích của người dân, đặc biệt làm hài lòng các bà nội trợ. Nhưng cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào khác, Phạm Nhật Vượng gặp những khó khăn về vốn đầu tư.

Thời gian đầu, ông vay mượn gần một trăm ngàn đô la từ một số bạn bè là người Việt kinh doanh tại Nga với mức lãi suất lên tới 8% mỗi tháng. Phải mãi vài năm sau này ông mới trả hết số vốn vay mượn được, nhưng may mắn đã mỉm cười khi ông vay được nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ Ngân hàng Tái cấu trúc châu Âu với mức lãi suất 12% một năm. Nhờ đó mà Technocom có cơ hội đẩy mạnh sản xuất hai thương hiệu mì và bột canh để trở thành “ông vua thức ăn chế biến” tại thị trường Ukraina.

Trở về Việt Nam và xây dựng ‘đế chế’ Vingroup hùng mạnh

Đến năm 2010, sự nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng rẽ sang một bước ngoặt khác khi Nestle mua lại công ty Technocom với mức giá không được tiết lộ. Ông đã chuyển tiền về Việt Nam để đầu tư vào các dự án với mong muốn nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế đang phát triển nhanh ở quê nhà.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 5 1

Quay về Việt Nam vào cuối thập niên 1910, Phạm Nhật Vượng có chuyến đi tới thành phố biển Nha Trang và thăm Đảo Hòn Tre. Ở thời điểm đó, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển. Nhận thấy cơ hội tốt, ông nảy ra ý tưởng biến hòn đảo nhỏ còn sơ khai ngoài khơi này thành một khu nghỉ dưỡng sang trọng và kết quả là sự ra đời của khu nghỉ dưỡng hạng sang, VinPearl.

Tiếp sau đó, ông khai trương Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu , tòa tháp tổ hợp thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau. Ông xây thêm 260 phòng ở VinPearl cùng với tuyến xe cáp dài hơn 3 km nối giữa VinPearl và đất liền. Ông cũng cho xây dựng Vincom Village với hàng trăm biệt thự cao cấp. Vincom được niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007. Trong khi đó, Vinpearl vẫn là công ty kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng độc lập.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 7
Vinpearl Resort Nha Trang

Sau Vinpearl Nha Trang, đã có hàng loạt dự án tầm cỡ mang dấu ấn VinGroup và tầm vóc Phạm Nhật Vượng. Dù là Vincom Hà Nội hay Vincom Thành phố Hồ Chí Minh, Times City, Royal City 2 Vinhomes Riverside hay sắp tới đây là chung cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh, tất cả đều là sản phẩm hoành tráng, hoa lệ, vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều quan trọng, tất cả các dự án đều được triển khai nhanh và hiệu quả một cách đáng kinh ngạc dù được đặt ở vùng đất nào cũng đều trở thành một điểm nhấn vô cùng đẹp đẽ ở vùng đất đó.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 11

Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại hội đồng cổ đông, bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đoàn.

Xem thêm:  "NSND Lan Hương's Biography" becomes "Cuộc đời NSND Lan Hương"e.

Tháng 2 /2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn.

Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp); Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)… và mới nhất là Vinfast (ô tô).

Năm 2014 được đánh giá là năm bản lề gia nhập thị trường bán lẻ của tỷ phú Phạm Nhât Vượng khi mua lại chuỗi siêu thị thuộc quản lý của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và xây dựng các thương hiệu như VinFashion, BFF, VinDS (chuỗi siêu thị tổng hợp), VinPro (bán lẻ điện máy). Bên cạnh đó, đơn vị này cũng ra mắt thương hiệu thương mại điện tử “A Đây Rồi” để cùng các công ty con trong lĩnh vực bán lẻ khác mở rộng phạm vi hoạt động, tăng độ phủ trên thị trường.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 8

Tiếp đó, Tập đoàn Vingroup chính thức công bố gia nhập lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco. Mục tiêu của VinEco là cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn, tiến tới việc đưa một số nông sản thế mạnh Việt Nam ra thế giới.

Sau đó, có thể kể đến là việc Vingroup đề xuất gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bày tỏ nguyện vọng được làm nhà đầu tư chiến lược của hai đơn vị thành viên thuộc Vinalines là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Sài Gòn (Cảng Sài Gòn) và Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (Cảng Hải Phòng).

Trước đó, Vingroup cũng đã nắm trong tay Cảng Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và một công ty con của Vingroup cũng đã nộp đơn xin trở thành thành đầu tư Dự án Xây dựng cảng hành khách Phú Quốc tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 9

Vingroup cũng khiến giới kinh doanh xe hơi ngạc nhiên với thương hiệu Vinfast ra mắt tháng 10/2018. Dù là một doanh nghiệp xe hơi non trẻ nhưng Vinfast khiến giới thị trường ngạc nhiên tại Triển lãm Paris Motor Show tại Pháp.

Ngoài ra, những ngày cuối năm 2018, Vingroup đã công bố ra mắt 4 mẫu điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart và ra mắt nhiều mẫu điện thoại mới trong năm 2019. Theo thông tin từ Vingroup sản phẩm điện thoại được “ra lò” chỉ trong 6 tháng kể từ khi công bố thành lập Vsmart.

Đặc biệt, Tập đoàn Vingroup tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách ra mắt thương hiệu hàng không Vinpearl Air với hy vọng trở thành hãng vận tải hàng không thứ sáu của Việt Nam, sau khi bước chân vào lĩnh vực sản xuất xe hơi và điện thoại thông minh.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 6

Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng là tập đoàn đa ngành nổi tiếng nhất Việt Nam với những thương hiệu như:

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 10
  • Vinhomes: Hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại cao cấp
  • Vincity: bất động sản đại chúng với hệ thống dịch vụ đồng bộ
  • Vincom: Chuỗi trung tâm thương mại
  • Vinpearl: Hệ thống nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí cao cấp
  • Vinmec: Hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế
  • Vinschool: Hệ thống giáo dục liên cấp
  • VinDS bao gồm VinDS Fashion – Sport – Shoes – Beauty và Index Living Mall
  • Vineco: sản phẩm nông nghiệp sạch
  • Vinmart: hệ thống bán lẻ
  • Vinpro: Siêu thị điện máy & công nghệ
  • Adayroi: Hệ thống thương mại điện tử
  • Vinfast: Công nghiệp nặng, chế tạo ô tô, xe máy…
  • Vinsmart: thiết bị điện tử, điện thoại thông minh
  • Vinuni: Trường đại học đẳng cấp
  • VinKC: bán lẻ ngành hàng trẻ em
  • Vincharm: chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe
  • Vintata: hãng phim hoạt hình
  • Vinfa: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc, sinh phẩm y tế, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng
  • Vinpearl Air: Hãng hàng không của Vingroup
  • Quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation): tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện…

12 câu nói hay nhất của tỷ phí Phạm Nhật Vượng

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 19
  1. “Lúc nhỏ giấc mơ của tôi không hề lớn, tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình.”
  2. “Tôi mơ ước sẽ biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hong Kong hay Singapore”
  3. “Tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ”
  4. “Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ”
  5. “Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ”
  6. “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì mặc họ”
  7. “Tiền là phương tiện làm việc”
  8. “Người ta bay suốt ngày thì mới mua, chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì”
  9. “Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi về bản chất vẫn làm đẹp cho đời”
  10. “Tôi không quan tâm đến chuyện lọt top 500 người giàu nhất trên thế giới”
  11. “Lỡ làm người rồi không thể sống một đời phí hoài được”
  12. “Tôi không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, xe cộ… có rồi”
Xem thêm:  Tiểu sử của diễn viên Huyền Lizzie.

Đời tư của ông Phạm Nhật Vượng

Nhìn lại chặng đường sự nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, có vẻ như là thảm đỏ trải đầy hoa hồng. Nhưng ít ai biết, dẹp bỏ đi những thú vui và ước muốn của tuổi trẻ, từ một thanh niên lập nghiệp nơi xứ người và ngày hôm nay là một tập đoàn giá trị 3 tỷ đô la, tuyển dụng hàng nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 4
Bà Phạm Thu Hương – vợ ông Phạm Nhật Vượng – Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Dù là một doanh nhân, nhà đầu tư với những hoạt động kinh doanh rất sôi nổi nhưng ít ai biết, tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại là một người rất kín tiếng, đặc biệt là trong chuyện đời tư. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu và bắt đầu từ những thông tin cơ bản và chính thống được các báo đã đưa.

Như đã biết, Phạm Nhật Vượng có cha từng là một quân nhân, mẹ là người phụ nữ bình thường. Gia đình ông có tất cả 3 anh chị em và ông là con đầu.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 2
tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 13
Vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng được ống kính phóng viên ghi lại.

Người em kế ông là ông Phạm Nhật Vũ – Từng giữ vị trí Chủ tịch An Viên Group. Người em út là bà Phạm Lan Anh – Thành viên HĐQT kiêm chức vụ lãnh đạo của tổ Bảo hiểm của Tập đoàn Vingroup.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 21
Chân dung bà Phạm Thu Hương – vợ ông Phạm Nhật Vượng lúc trẻ

Vợ của ông Phạm Nhật Vượng là bà Phạm Thu Hương, sinh năm 1969, kém chồng mình một tuổi, quê ở Hà Nội. Gia đình bà bao gồm bố mẹ, chị em gái là Phạm Thúy Hằng và Phạm Hồng Linh. Được biết, vợ chồng bà quen nhau khi tham gia câu lạc bộ sinh viên du học tại Liên Xô và kết hôn sau khi tốt nghiệp đại học. Không chỉ là vợ, bà Hương cũng là người đồng hành cùng chồng từ những ngày đầu khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.

Chủ tịch tập đoàn Vingroup có tất cả 3 người con, gồm 2 trai, 1 gái, lần lượt là Phạm Nhật Quân Anh; Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh. Tuy nhiên, ngoài những lần xuất hiện hiếm hoi của người vợ kín tiếng của ông là bà Phạm Thu Hương, công chúng dường như chưa một lần thấy các con của tỷ phú xuất hiện trước truyền thông.

tieu su Ty phu Pham Nhat Vuong 20

Điển hình là người con cả – Phạm Nhật Quân, anh vốn rất kín tiếng và gần như không xuất hiện trước truyền thông bao giờ. Anh lựa chọn một cuộc sống an nhàn và yên bình. Không dễ để tìm được một bài báo hé lộ chân dung của anh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đồn thổi rằng anh thuộc thế hệ 8x và nắm giữ 0,5% cổ phần trong VinFast.

Người con trai thứ 2 là Phạm Nhật Minh Hoàng, sinh năm 1987. Anh sinh ra ở Hà Tĩnh nhưng lớn lên ở Hà Nội. Thời cấp 3 anh học tại một trường ở Hà Nội. Nhưng sau đó anh đăng ký học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học Aston (Anh). Mặc dù không công bố khối lượng tài sản của Minh Hoàng, nhưng có lẽ người cha tỷ phú cũng không bao giờ khiến anh phải chịu thiệt. Ngoài ra, anh còn có sở thích sưu tầm siêu xe. nh thích những dòng xe cao cấp như Ferrari, Audi, Lamborghini, Porscher, Mercedes, …

Cuối cùng là cô con gái út Phạm Nhật Minh Anh. Cũng giống như 2 người anh của mình, cô sinh ra trong một gia đình truyền thống hiếu học và có đời tư kín tiếng. Mặc dù là con gái út nhưng ông Vượng vẫn có những cách dạy khác biệt. Ông vẫn để các con làm việc như những cô cậu gia đình khác: “… Con người khi nhỏ hay lớn cũng thế, cũng đều phải lao động, phải làm việc. Như con bé út nhà tôi, ăn cơm xong thì cũng phải dọn dẹp, đi rửa bát, làm việc nhà phụ mẹ, …”, tỷ phú chia sẻ.

Có thể thấy, gia đình ông Phạm Nhật Vượng là một trong những mẫu gia đình đáng ngưỡng mộ, bên cạnh khổi tài sản khổng lồ, những tỷ phú còn có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh những đứa con của mình.

Với những thông tin trên đây, hẳn quý độc giả đã hiểu rõ hơn về tỷ phú Phạm Nhật Vượng, hành trình sự nghiệp cũng như những thành công đáng nể của tỷ phú đô la duy nhất của Việt Nam. Hi vọng, chúc cho những dự định của ông sớm thành hiện thực, những ước muốn làm đẹp cho Việt Nam của ông sẽ ngày càng được hoàn thiện và lan tỏa rộng rãi. Và đừng quên ủng hộ Tieusu.com để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất nhé!

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Tiểu Sử