Trợ cấp Thương binh năm 2023 có tăng không?

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Trợ cấp Thương binh năm 2023 có tăng không?

Trợ cấp Thương binh có tăng theo nghị định 108 không?

Trợ cấp Thương binh năm 2023 có tăng không? Nghị định số 108/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã quyết định tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng cho người lao động bắt đầu từ ngày 1/1/2022. Vậy thương binh có nằm trong diện đối tượng được tăng lương, tăng trợ cấp hàng tháng hay không? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết cùng HoaTieu.vn dưới đây để nắm rõ chi tiết.

Quy định về mức trợ cấp thương binh mới nhất
Quy định về mức trợ cấp thương binh mới nhất

1. Trợ cấp thương binh là gì?

Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm quân nhân, công an nhân dân, do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, hoặc làm nghĩa vụ quốc tế…mà bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” và thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14.

Một người là thương binh nghĩa là người đó đã bị suy giảm khả năng lao động, đồng thời lại có công lao trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm… Do đó họ xứng đáng được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước, cộng đồng xã hội và trợ cấp thương binh chính là một trong những chính sách ưu đãi đó.

Trợ cấp thương binh là chính sách hỗ trợ cấp một khoản tiền nhỏ cho thương binh để giúp đỡ họ một phần nào đó về kinh tế do suy giảm khả năng lao động, đồng thời cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa tốt đẹp của dân tộc ta.

2. Lương Thương binh năm 2023 có tăng không?

Hình ảnh minh họa về thương binh
Hình ảnh minh họa về thương binh

Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng thì:

Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ) trước ngày 1/1/2022 thuộc đối tượng điều chỉnh trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/1/2022.

Xem thêm:  Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?

Theo đó, từ ngày 1/1/2022 mức trợ cấp hằng tháng của các đối tượng là thương binh theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg được điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng.

3. Lương thương binh 4/4 là bao nhiêu?

Thương binh hạng 4/4 là hạng thấp nhất với tỉ lệ thương tật từ 21% đến 40%.

Căn cứ theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021, mức hưởng trợ cấp ưu đãi đối với thương binh 4/4 như sau:

STT Tỷ lệ tổn thương cơ thể Mức hưng trcấp STT Tỷ ltổn thương cơ th Mức hưng trcấp
1 21% 1.094.000 21 41% 2.135.000
2 22% 1.147.000 22 42% 2.186.000
3 23% 1.196.000 23 43% 2.236.000
4 24% 1.249.000 24 44% 2.291.000
5 25% 1.302.000 25 45% 2.343.000
6 26% 1.353.000 26 46% 2.395.000
7 27% 1.404.000 27 47% 2.446.000
8 28% 1.459.000 28 48% 2.498.000
9 29% 1.508.000 29 49% 2.552.000
10 30% 1.562.000 30 50% 2.602.000
11 31% 1.613.000 31 51% 2.656.000
12 32% 1.667.000 32 52% 2.708.000
13 33% 1.718.000 33 53% 2.758.000
14 34% 1.770.000 34 54% 2.811.000
15 35% 1.824.000 35 55% 2.864.000
16 36% 1.874.000 36 56% 2.917.000
17 37% 1.924.000 37 57% 2.966.000
18 38% 1.980.000 38 58% 3.020.000
19 39% 2.032.000 39 59% 3.073.000
20 40% 2.082.000 40 60% 3.124.000
41 61% 3.174.000 61 81% 4.216.000
42 62% 3.229.000 62 82% 4.270.000
43 63% 3.278.000 63 83% 4.322.000
44 64% 3.332.000 64 84% 4.372.000
45 65% 3.383.000 65 85% 4.426.000
46 66% 3.437.000 66 86% 4.476.000
47 67% 3.488.000 67 87% 4.527.000
48 68% 3.541.000 68 88% 4.580.000
49 69% 3.593.000 69 89% 4.635.000
50 70% 3.644.000 70 90% 4.688.000
51 71% 3.694.000 71 91% 4.737.000
52 72% 3.748.000 72 92% 4.788.000
53 73% 3.803.000 73 93% 4.842.000
54 74% 3.853.000 74 94% 4.891.000
55 75% 3.906.000 75 95% 4.947.000
56 76% 3.957.000 76 96% 4.998.000
57 77% 4.009.000 77 97% 5.048.000
58 78% 4.059.000 78 98% 5.102.000
59 79% 4.112.000 79 99% 5.154.000
60 80% 4.164.000 80 100% 5.207.000

Như vậy, thương binh hạng 4/4 tùy vào mức đô thương tật sẽ được hưởng mức trợ cấp từ 1.094.000 đồng/ tháng đến 2.082.000 đồng/ tháng.

4. Lương thương binh 2/4 là bao nhiêu?

Thương binh loại 2/4, tỷ lệ thương tật từ 61% đến 80%.

Mức hưởng trợ cấp cũ là từ 3.174.000 đồng/ tháng đến 4.164.000 đồng/ tháng.

5. Lương thương binh 3/4 là bao nhiêu?

Thương binh hạng 3/4 là người bị mất từ 41% đến 60% sức lao động. Mức hưởng trợ cấp là từ 2.135.000 đồng/ tháng đến 3.124.000 đồng/ tháng.

Xem thêm:  "2023 Danh sách các loại vũ khí nguy hiểm"

6. Cách tính truy lĩnh trợ cấp thương binh

Căn cứ Điều 45 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về thời điểm hưởng trợ cấp thương binh như sau:

1. Người bị thương được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật từ 21% trở lên thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng như sau:

a) Người bị thương từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.

b) Người bị thương trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Các ưu đãi khác theo khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh được hưởng từ tháng ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp nếu đủ điều kiện.

c) Trường hợp thương binh được giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 39, Điều 41, Điều 42 Nghị định này, các chế độ ưu đãi đang hưởng được điều chỉnh kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể sau khi giám định lại.

2. Người bị thương được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật từ 5% đến 20% thì hưởng trợ cấp thương tật một lần kể từ tháng cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định.

Trường hợp được giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 39, Điều 42 Nghị định này mà được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật từ 21% trở lên thì được hưởng chế độ ưu đãi đối với thương binh kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể.

3. Đối với trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh hoặc người hưởng chế độ mất sức lao động thì hưởng thêm một chế độ trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Trợ cấp đối với thương binh sẽ được hưởng kể từ tháng ban hành cấp giấy chứng nhận thương binh nếu đủ điều kiện. Nếu trong khoảng thời gian kể từ tháng cấp giấy chứng nhận thương binh mà bạn hay người thân của bạn chưa nhận trợ cấp thì có thể tiến hành truy lĩnh để nhận phần trợ cấp chưa nhận.

Căn cứ Khoản 4 Điều 119 Nghị định 131/2021/NĐ-CP đối với trường hợp thương binh hiện chưa được hưởng chế độ ưu đãi do gửi sổ đi B thì thực hiện việc cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật, cụ thể như sau:

Xem thêm:  Bảng giá đất 63 tỉnh thành Việt Nam 2023

Bước 1: Cá nhân có đơn đề nghị hưởng lại chế độ theo Mẫu số 24 Phụ lục I Nghị định này gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh kèm các giấy tờ sau:

  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 quy định tại Luật Lý lịch tư pháp.
  • Bản sao được chứng thực từ một trong các quyết định: phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí; trường hợp không còn một trong các quyết định trên thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong quân đội.
  • Một trong các giấy tờ sau: Sổ trợ cấp thương tật quy định tại Điều lệ ưu đãi quân nhân ban hành theo Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ; sổ thương binh ban hành theo quy định tại Thông tư liên Bộ số 254/TT-LB ngày 10 tháng 11 năm 1967 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; bản trích lục hồ sơ thương binh (theo sổ hoặc danh sách hiện đang quản lý) của cơ quan chính trị đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc của Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị.
  • Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận ghi nhận thời gian đi B. Trường hợp giấy tờ chỉ thể hiện phiên hiệu, ký hiệu đơn vị thì kèm theo giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị theo Mẫu số 37 Phụ lục I Nghị định này.
  • Trường hợp có tên trong danh sách, sổ quản lý quân nhân, sổ chi trả trợ cấp quân nhân đi B đang lưu tại cơ quan chức năng của địa phương thì Bộ chỉ huy quân sự tỉnh căn cứ danh sách, sổ quản lý quân nhân, sổ chi trả trợ cấp quân nhân đi B đang lưu tại cơ quan chức năng của địa phương và đã được chốt số lượng (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 Nghị định này) để cấp giấy xác nhận.

Bước 2: Cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng tiếp nhận hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra, nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định hưởng lại chế độ ưu đãi theo Mẫu số 73 Phụ lục I Nghị định này kể từ tháng liền kề, sau tháng gửi Sổ để đi B, thực hiện truy trả trợ cấp và di chuyển hồ sơ thương binh đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thương binh thường trú.

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn quy trình hưởng lại chế độ đối với trường hợp quy định tại khoản này.

Thời hạn giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương binh:

  • Thời gian xem xét, giải quyết không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Pháp luật của trang Hoatieu.vn.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Hỏi – Đáp