Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em

Cuộc sống của mỗi người sẽ phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: có vui, có buồn. Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em.

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em

Tài liệu bao gồm dàn ý và 7 bài văn mẫu lớp 6, vô cùng hữu ích. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây.

Dàn ý viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm em định kể: Một kỉ niệm buồn của em.

2. Thân bài

a. Giới thiệu về trải nghiệm

  • Xảy ra ở đâu? Khi nào?
  • Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: người thân, thầy cô, bạn bè…

b. Kể lại diễn biến

  • Hoàn cảnh xảy ra trải nghiệm: Một trải nghiệm đáng buồn của em.
  • Những sự kiện xảy ra trải nghiệm: Kể lần lượt những sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể.
  • Bài học rút ra được từ trải nghiệm: Nhận ra được bài học…
  • Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: Cảm thấy buồn bã, tiếc nuối…

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đối với người viết.

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em – Mẫu 1

Trong cuộc đời, mỗi người đều có những trải nghiệm đáng quý. Nó đã đem đến cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

Gia đình tôi vốn không hạnh phúc, bố mẹ thường cãi nhau. Điều đó khiến tôi rất buồn. Nhưng nhờ có anh trai, tôi luôn cảm thấy được yêu thương bảo vệ. Anh trai cũng chính đã dạy cho tôi rất nhiều điều thú vị.

Tôi còn nhớ vào một buổi chiều mùa hè, anh trai đã rủ tôi ra đồng câu cá. Tôi cảm thấy rất háo hức nên đã đồng ý với anh ngay. Hai anh em tôi – đứa xách giỏ, đứa cầm cần câu. Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Cánh đồng làng nằm cạnh một con sông. Hai anh em ngồi trên bờ. Anh trai đã dạy tôi cách làm mồi câu, cách câu cả. Đây quả là một công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn. Chỉ được một lúc, tôi đã bắt đầu đứng ngồi không yên.

Thấy vậy, anh trai mỉm cười nhìn tôi rồi hỏi:

– Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho?

Tôi liền nói với anh:

– Anh ơi, em rất thích có một con thuyền lớn.

Nghe xong, anh dắt tôi đi hái những lá tre nghe thật to để gấp thuyền lá thả trôi sông. Anh chọn một chiếc lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng tôi. Tôi cũng đòi anh dạy cho mình cách làm thuyền lá. Nhờ anh chỉ dạy tận tình, tôi đã làm được một chiếc thuyền lá. Tôi đem thuyền thả xuống dòng sông. Chiếc thuyền trôi theo dòng nước đi thật xa. Hai anh em tôi cùng nhìn theo nó.

Tôi liền nói với anh:

– Anh ơi, em ước gì có thể đi thật xa như con thuyền này. Em cảm thấy rất buồn vì chuyện của bố mẹ.

Anh lắc đầu rồi nói với tôi:

– Không, em sẽ giống chiếc thuyền này, nhưng là ở cách nó mạnh mẽ bước tiến phía trước. Chúng ta cùng giúp bố mẹ trở nên hiểu nhau hơn. Và gia đình của chúng ta sẽ lại hạnh phúc như trước đây.

Tôi mỉm cười nhìn anh:

– Em cảm ơn anh nhiều lắm!

Trải nghiệm lần đó với tôi thật vui vẻ và quý giá. Nó giúp tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Tôi cũng mong rằng tôi và anh trai sẽ luôn được ở bên cạnh nhau.

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em – Mẫu 2

Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm. Câu chuyện xảy ra khi tôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.

Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game. Hôm đó là buổi tối thứ năm. Tôi đang ngồi học bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục vì đã thua Hoàng – cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh thắng mình. Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù. Nghĩ vậy, tôi liền thu dọn sách vở rồi xuống nhà. Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt truyện Bài học đường đời đầu tiên (18 mẫu)

– Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được. Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạn giải giúp nhé?

Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về. Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy lên xe đạp đi luôn. Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường. Ngồi vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Bỗng có một bàn tay đập vào vai tôi:

– Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!

Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một giờ ba mươi phút. Tôi nhanh chóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về. Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải thích cho bố mẹ như thế nào. Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:

– Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?

Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:

– Bố… bố… đi tìm con ạ?

– Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn thì không thấy con ở đó nên đã đi tìm.

– Con… con…

– Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!

Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi. Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố. Nhưng không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:

– Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?

Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc. Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:

– Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố mong con ý thức được điều đó.

Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi. Tôi đã nhận ra sai làm của mình. Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Cũng nhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình.

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em – Mẫu 3

Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Trong gia đình, người mẹ tôi yêu thương nhất chính là mẹ.

Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống tình cảm của bố.

Còn nhớ năm lớp tám, tôi đến nhà Hồng – cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.

Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.

Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 6: Kể về người mẹ của em (Dàn ý + 37 mẫu)

Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Tôi dường như thấu hiểu thêm công ơn của mẹ, cũng như hiểu được rằng:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

(Con cò, Chế Lan Viên)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em – Mẫu 4

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những trải nghiệm đáng quý. Điều đó giúp chúng ta nhận ra nhiều bài học bổ ích cho chính mình. Và bản thân tôi cũng có được trải nghiệm như vậy.

Tôi đã thi đỗ vào một trường cấp 2 chuyên của huyện. Điều đó khiến mọi người trong gia đình rất tự hào. Tôi cũng cảm thấy vô cùng sung sướng khi nhận được những lời khen ngợi. Nhưng cũng chính vì vậy mà khi vào năm học tôi trở nên chủ quan, chểnh mảng trong việc học tập.

Trong lớp học mới, tôi quen được rất nhiều người bạn. Chúng tôi thường xuyên bày trò nghịch ngợm. Tất cả đều cho rằng mình cần được nghỉ ngơi sau những tháng ngày ôn thi vất vả và năm học đầu cấp kiến thức rất nhẹ nhàng. Tôi cũng cho rằng bản thân mình thông minh, đến cuối kì thi chỉ cần xem lại bài là có thể nắm được kiến thức. Một lần nọ, tôi đã bỏ học theo nhóm bạn đi chơi. Hôm đó, chúng tôi có tiết học của cô giáo chủ nhiệm. Chúng tôi đã đồng loạt viết giấy phép, ngụy tạo cả chữ ký phụ huynh để lên bàn cô rồi rủ nhau đi ra suối chơi. Nhưng cô giáo đã phát hiện ra. Cô nói rằng sẽ gọi điện trao đổi với phụ huynh.

Ngày hôm đó, tôi ngồi trong lớp học mà lòng đầy lo lắng. Tôi bắt đầu cảm thấy ân hận về hành động của mình. Những lời cô giáo nói với chúng tôi khiến tôi vẫn còn nhớ như in. Đến chiều về nhà, khi thấy tôi, mẹ không quát mắng mà chỉ hỏi han tôi. Điều đó khiến tôi rất ngạc nhiên. Sau bữa cơm tối, tôi lên phòng ngồi học bài. Bỗng nhiên, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa. Mẹ bước vào, trò chuyện với tôi. Mẹ nói rằng đã nhận được cuộc gọi từ cô giáo chủ nhiệm của tôi. Tôi lo lắng chờ nghe lời trách mắng. Nhưng mẹ lại nhẹ nhàng nói với tôi: “Mỗi đứa trẻ đều từng mắc phải sai lầm. Khi bằng tuổi con, mẹ cũng rất nghịch ngợm, khiến bà ngoại phải phiền lòng. Nhưng nhờ có sự bao dung của bà mà mẹ đã thay đổi…”.

Khi nghe mẹ nói xong, tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Tôi nhận ra lỗi lầm của mình. Trải nghiệm đáng nhớ đối với tôi nhưng đã đem đến một bài học đáng giá. Kể từ đó, tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn.

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em – Mẫu 5

Mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời. Qua những trải nghiệm đó, con người rút ra cho mình những điều có giá trị.

Người bạn thân nhất của tôi là Minh Hà. Chúng tôi vừa là hàng xóm, vừa là bạn cùng lớp. Điều đó khiến cho tình bạn của cả hai thêm gắn kết. Minh Hà là một cô bạn hiền lành và ít nói, còn tôi lại năng động và hướng ngoại. Tôi và Hà thường giúp đỡ nhau trong học tập nên đã trở thành đôi bạn cùng tiến.

Tôi còn nhớ một lần, tôi mải xem phim nên đã quên học bài. Buổi học hôm sau, cô giáo yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra mười lăm phút. Tôi ngồi loay hoay mà vẫn không làm được một câu nào. Thấy vậy, Minh Hà đã lén đập vào tay tôi. Thì ra, Hà muốn tôi chép bài của bạn. Tôi không nghĩ ngợi gì, chép luôn bài của Hà.

Tiết học sau đó, khi nhận xét về bài kiểm tra, cô giáo đã nói:

– Cô cảm thấy rất buồn vì trong lớp vẫn còn hiện tượng chép bài. Minh Hà và Thu Trang, hai em có điều gì muốn nói với cô không?

Tôi và Hà nghe cô giáo nhắc đến tên mình thì cảm thấy vô cùng lo lắng. Cả lớp bắt đầu bán tán xôn xao. Cô giáo nói tiếp:

– Cô vẫn thường dạy các em phải trung thực trong thi cử. Nếu như bài kiểm tra đạt kết quả không tốt, cô có thể cho các em gỡ điểm. Nhưng nếu hành vi gian lận thì cô tuyệt đối sẽ không tha thứ.

Nghe cô giáo nói vậy, tôi biết mình là người có lỗi. Tôi liền đứng lên nói với cô giáo:

– Thưa cô… em là người đã chép bài của bạn Minh Hà ạ!

Xem thêm:  Bài văn mẫu lớp 6: Đánh giá tính cách của nhân vật Sơn trong tác phẩm Gió lạnh đầu mùa (5 ví dụ).

– Không… cô ơi, là em đã để cho bạn Thu Trang chép bài của mình ạ!

Cô giáo liền nói:

– Thu Trang đã biết nhận lỗi, điều đó rất tốt. Nhưng việc Minh Hà để cho bạn chép bài cũng là sai. Lần này, cô sẽ để hai em làm lại một bài kiểm tra khác. Nếu có lần sau, cô sẽ phát nặng nhé?

Cả hai chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm:

– Vâng ạ.

Quả là một trải nghiệm đáng nhớ của tôi. Từ đó, tôi luôn chăm chỉ học tập để không phạm phải lỗi lầm như vậy. Tình bạn của tôi và Minh Hà cũng ngày càng gắn kết hơn.

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em – Mẫu 6

Đối với mỗi người, những trải nghiệm sẽ đem đến thật nhiều bài học. Và chắc hẳn trong cuộc đời, chúng ta cũng đã từng trải qua những trải nghiệm buồn.

Nghỉ hè năm nay, em được về quê ngoại chơi. Em đã có trải nghiệm thú vị. Buổi sáng, em được ra đồng gặt lúa cùng bác Sáu. Đến chiều, em đã đi câu cá cùng ông ngoại. Em cảm thấy rất thích thú.

Nhưng có lẽ, trải nghiệm khiến em nhớ nhất là lần đầu tiên được bơi lội dưới sông. Hồi ở thành phố, em mới chỉ được tập bơi trong bể bơi. Em đã vô cùng thích thú khi được hòa mình dưới dòng nước mênh mông, mát mẻ. Hôm đó, chúng em còn tổ chức một cuộc thi bơi lội. Với kinh nghiệm năm năm học bơi, em đã đánh bại tất cả các đối thủ, ngoại trừ Đức – một đối thủ ngang sức ngang tài.

Trận thi đấu cuối cùng sẽ quyết định người chiến thắng. Bạn Tùng được chọn làm trọng tài. Em tự nhủ sẽ đánh bại Đức. Sau khi Tùng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Chúng em ra tư thế chuẩn bị vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Cả hai không ai chịu kém ai nên vẫn đang bơi song song nhau. Em rất tự tin mình sẽ giành chiến thắng. Khi đã gần về đích, em cảm thấy thấm mệt. Nhưng nhìn thấy Đức đã sắp vượt mình, em quyết định tăng tốc. Bỗng nhiên, chân của em bị chuột rút, không cử động được. Em dần bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Lúc này, em chỉ còn biết đập tay vùng vẫy, uống phải không biết bao nhiêu là nước. Trong đầu cảm thấy vô cùng sợ hãi và lo lắng. Có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Cường bị chuột rút rồi”. Thế rồi, nhanh như cắt, Đức bơi đến cứu và đưa em vào bờ. Một phen thoát chết ngoạn mục. Khi đã ở trên bờ, em cảm thấy buồn bã và hối hận vô cùng.

Đây quả là một trải nghiệm đáng nhớ. Nhờ vậy, em đã học được bài học quý giá. Không chỉ vậy, em còn có thêm một người bạn thân thiết.

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em – Mẫu 7

Cuộc sống không chỉ có niềm vui mà còn có nỗi buồn. Đôi khi, chúng ta sẽ phải trải qua để nhận ra được bài học quý giá cho bản thân.

Tôi cũng đã từng có một trải nghiệm buồn. Hôm đó là chủ nhật, tôi đến nhà Minh Phương để cùng ôn tập cho bài kiểm tra học kì. Đến nơi, tôi thấy bạn đang tưới cây trong vườn giúp ông nội. Tôi đã lên phòng của Phương để ngồi đợi. Tôi ngồi vào bàn học, đặt cặp sách xuống bàn rồi tìm trên giá sách một cuốn truyện để đọc. Bỗng nhiên, tôi thấy một cuốn sổ tay đặt trên bàn, liền tò mò lấy ra xem. Thì ra đó là nhật kí của Minh Phương. Tranh thủ khi bạn chưa lên, tôi lén mở cuốn nhật ký ra đọc.

Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng nói của Phương vang lên:

– Sao cậu lại đọc trộm nhật ký của tớ? Cậu thật là quá đáng!

Tôi vội vã gấp quyển nhật kí lại, đặt xuống bàn. Rồi quay lại thì thấy khuôn mặt Phương đang rất tức giận. Tôi ấp úng:

– Tớ… xin… lỗi…

Chưa kịp nói hết câu thì Phương đã đi xuống nhà. Tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Tôi rất muốn nói lời xin lỗi, nhưng khi xuống dưới nhà thì không thấy Phương đâu. Bởi vậy, tôi đành chào bố mẹ của Phương rồi ra về.

Về đến nhà, tôi đã suy nghĩ rất lâu. Sau đó, tôi đã gọi điện cho Phương. Nhưng mẹ của bạn nói Phương không muốn nghe máy. Lúc này, tôi cảm thấy buồn bã và hối hận lắm. Tôi tự nhủ rằng ngày mai sẽ đến xin lỗi bạn. Sáng hôm sau, tôi đến thật sớm. Khi nhìn thấy bạn, tôi đã chạy đến:

– Minh Phương ơi, cho tớ xin lỗi cậu nhé!

– Thu này, tớ cũng xin lỗi vì hôm qua đã quát bạn nhé!

– Không đâu, tớ mới là người có lỗi. Tớ đã đọc trộm nhật ký của cậu. Ai cũng có quyền tức giận khi gặp phải tình huống này. Tớ mong cậu sẽ tha thứ cho tớ và chúng ta vẫn sẽ là bạn tốt của nhau.

Phương mỉm cười nhìn tôi:

– Ừ, vậy chúng mình làm hòa nhé?

Tôi và Minh Phương vẻ bắt tay nhau làm hòa. Từ đó trở đi, chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn.

Một trải nghiệm buồn nhưng đã giúp tôi nhận được bài học quý giá. Không chỉ vậy, qua trải nghiệm, tình bạn của tôi cũng gắn bó và khăng khít hơn.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập