Văn mẫu lớp 7: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (10 mẫu)

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 7: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (10 mẫu)

Thơ bốn chữ hoặc năm chữ là những thể thơ quen thuộc, được nhiều người sử dụng trong sáng tác thơ ca. Mỗi thể thơ đều có những quy tắc riêng. Chính vì vậy, Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, hướng dẫn cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Tài liệu sẽ bao gồm 10 bài thơ mẫu, dành cho các bạn học sinh lớp 7 có thêm ý tưởng để làm một bài thơ. Nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2. Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

– Biện pháp tu từ nhân hóa với các hình ảnh:

  • Mặt trời trốn
  • Cây khoác tấm áo nâu
  • Áo trời xám ngắt
  • Se sẻ giấu tiếng hát, núp sâu trong mái nhà
  • Chị ong chăm chỉ.
  • Màn sương ôm dáng mẹ
  • Khói lên trời đung đưa.

– Biện pháp tu từ so sánh với các hình ảnh:

  • Mưa phùn giăng đầy ngõ/Bảng lảng như sương mờ
  • Chiếc áo choàng màu đỏ/Như đốm nắng đang trôi.

– Biện pháp tu từ so sánh với các hình ảnh:

  • Chợ xa, chiếc áo choàng
  • Giọt nắng hồng.

Câu 3. Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng?

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 7: Phân tích truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng để giúp cho các sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi, sinh động hơn.

Câu 4. Làm thơ không phải chỉ miêu tả sự vật hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối có thể hiện đặc điểm đó không?

Hai khổ thơ cuối có thể hiện đặc điểm về thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống thông qua hình ảnh người mẹ với những liên tưởng thú vị. (chiếc áo choàng màu đỏ như đốm nắng đang trôi, mang theo giọt nắng hồng).

Câu 5. Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào?

Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng vần chân (đâu – nâu), (lửa – đưa), (rồi – trôi), (đầy – tay).

Câu 6. Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm bài một thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

  • Số từ: Các dòng thơ phải có bốn chữ hoặc năm chữ.
  • Nhịp thơ (2/2 nếu là thơ bốn chữ hoặc 2/3, 3/2 nếu là thơ năm chữ).
  • Nội dung xoay quanh một chủ đề.
  • Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…

Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Trước khi viết

– Lựa chọn một sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên hoặc cuộc sống mà em thấy ấn tượng, muốn làm thơ về nó (một con thú cưng, một món đồ dùng quen thuộc, một món đồ kỉ niệm, một người người thân hoặc người bạn mà em yêu quý…)

– Cảm xúc của em về đối tượng mà em đã chọn: miêu tả để làm rõ đối tượng, thể hiện cảm xúc với đối tượng (yêu quý, trân trọng, biết ơn…)

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

– Tập trung vào một sự vật, hiện tượng đã để lại trong em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất.

– Liệt kê tất cả những ý tưởng, cảm xúc mà em có khi ngắm nhìn những hình ảnh của cuộc sống.

Bước 3: Làm thơ

– Thể hiện những ấn tượng, cảm xúc đó bằng những từ ngữ thích hợp.

– Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện rõ nhất, chính xác nhất cảm xúc, ý tưởng của em.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về người bà kính yêu của em

– Dùng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ điệp từ, điệp ngữ… để tăng hiệu quả thể hiện của bài thơ.

– Thay thế những từ ngữ đã viết bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: thanh, xanh, vơi, khơi…

– Ngắt nhịp ở những vị trí phù hợp, đảm bảo thể hiện hiệu quả ý tưởng của em.

– Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 1

Ngày xửa, ngày xưa
Nhà nước Văn Lang
Hùng Vương thứ sáu
Giặc Ân xâm lược
Vua sai sứ giả
Tìm khắp mọi nơi
Người tài cứu nước

Khi đến Phù Đổng
Tiếng rao lan truyền
Gióng liền bật dậy
Nhờ mẹ mời vào
Cất tiếng đầu tiên
Một con ngựa sắt
Một chiếc roi sắt
Một con ngựa sắt
Ta sẽ đánh tan
Lũ cướp nước này

Sứ giả mừng rỡ
Vội về tâu vua
Sai người ngày đêm
Làm ra vũ khí
Kể từ hôm ấy
Gióng lớn như thổi
Cơm ăn chẳng no
Áo chẳng mặc vừa
Dân làng góp gạo
Nuôi lớn tráng sĩ

Áo, roi, ngựa đến
Vươn vai trưởng thành
Tráng sĩ dũng mãnh
Đánh tan quân giặc
Khi roi sắt gãy
Nhổ bụi tre ngà
Lũ giặc hoảng sợ
Chạy không kịp hàng

Đánh tan quân giặc
Thánh Gióng một mình
Lên đỉnh núi cao
Cởi bỏ áo giáp
Bay về trời xanh
Vua nhớ công ơn
Cho lập đền thờ
Phù Đổng Thiên Vương
Làng Gióng bấy giờ
Dấu vết còn lưu.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 2

Ngày hè thật rực rỡ
Phượng nở khắp sân trường
Ve ca vang bản nhạc
Chào tạm biệt mái trường.

Chiếc trống nằm im lặng
Những dãy nhà vắng vẻ
Bảng đen và phấn trắng
Buồn bã chào học trò.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 3

Một mùa xuân đến
Trăm hoa đua nở
Khoe sắc rực rỡ
Làm nên ngày hội.

Hoa đào dịu dàng
Hoa mai ấm áp
Hoa hồng ngọt ngào
Hoa ly tinh khôi.

Loài nào cũng đẹp
Rạng ngời sức sống
Tô điểm vạn vật
Bức tranh tuyệt vời.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 4

Ngày xửa ngày xưa
Có chàng Thạch Sanh
Khỏe mạnh, tài năng
Mồ côi cha mẹ
Một mình lủi thủi
Gốc đa kiếm sống.
Gặp tên Lí Thông
Gian xảo dối trá
Kết nghĩa huynh đệ
Hoạn nạn có nhau.
Bấy giờ trong vùng
Chằn tinh làm loạn
Đến phiên họ Lí
Canh miếu thờ phụng
Sợ chết không đi
Bày mưu tính kế
Thạch Sanh đi thay
Dũng cảm đánh bại
Chằn tinh hiện hình
Lí Thông cướp công
Vua phong tước hầu.
Vua có con gái
Đến tuổi lấy chồng
Trong lễ kén rể
Đại bàng bắt đi
Rồi một lần nữa
Thạch Sanh giải nguy
Lí Thông lợi dụng
Lại bị vu oan
Nhốt trong ngục tối.
Nhờ có tiếng đàn
Bày rõ sự thật
Thạch Sanh vô tội
Nên duyên công chúa
Mười tám chư hầu
Đem quân sang đánh
Đàn thần, niêu thần
Đánh bại kẻ thù.
Được truyền ngôi vua.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 5

Xưa có chàng Sọ Dừa
Dáng hình thật kì lạ
Lớn lên đi giúp việc
Nhà phú ông giàu có
Về xin mẹ đem lễ
Đến hỏi cưới con gái
Hai cô chị chê bai
Chỉ cô Út bằng lòng
Ngày cưới thật bất ngờ
Biến thành chàng trai nọ
Tuấn tú và khôi ngô
Vợ chồng sống hạnh phúc
Nhờ đèn sách chăm chỉ
Đỗ Trạng Nguyên thật tài
Nhà vua cử đi sứ
Hai cô chị bày mưu
Hại cô Út lương thiện
Nhưng nhớ lời chồng dặn
Thoát khỏi cơn hiểm nguy
Vợ chồng sớm đoàn tụ.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 6

Mùa thu đang đến
Bầu trời trong xanh
Chim hót trên cành
Nghe sao thích thú

Cánh đồng mênh mông
Lúa thơm ngọt ngào
Gió thổi rì rào
Tiết trời se lạnh

Khắp các con đường
Lá vàng khẽ rơi
Con người thảnh thơi
Đón mùa thu tới.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 7

Con đường rợp bóng cây
Dẫn lối em tới trường
Từng góc thật thân thương
Chan chứa nhiều kỉ niệm

Bạn bè và thầy cô
Từng kỉ niệm đẹp đẽ
Vui vẻ biết bao nhiêu
Những năm tháng học trò.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 8

Những người thầy cô giáo
Dạy dỗ biết bao điều
Từng kiến thức bổ ích
Và bài học làm người.

Những người bạn thân thương
Cùng học tập, vui chơi
Chia sẻ nhiều kỉ niệm
Tuổi học trò tuyệt vời.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 9

Vào một ngày hè
Ánh nắng chói chang
Rực rỡ sắc vàng
Về trên vạn vật.

Tiếng chim hót vang
Cánh đồng chín vàng
Gió về đung đưa
Hương của đồng quê.

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ – Mẫu 10

Tôi yêu ngôi trường này
Gắn bó bao tháng ngày
Từng kỉ niệm đẹp đẽ
Tuổi học trò thân thương.

Thầy cô và bạn bè
Như những người thân yêu
Đi xa lại nhớ nhiều
Mong gặp lại xiết bao

Mai này có rời xa
Sẽ mãi ghi nhớ về
Giữ nguyên vẹn lời thề
Mái trường của tuổi thơ.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập