Vật lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Vật lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Vật lý 9 Bài 1 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững được kiến thức về sơ đồ mạch điện, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương I trang 4, 5.

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 1 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Tóm tắt Lý thuyết Vật lí 9 bài 1

1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế

Xem thêm:  "Tạo ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ"

– Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lện thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

– Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0,I = 0).

Giải bài tập Vật lí 9 trang 4, 5

Bài C1 (trang 4 SGK Vật lí 9)

Từ kết quả thí nghiệm, hãy cho biết khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ như thế nào với hiệu điện thế.

Gợi ý đáp án

Kết quả thí nghiệm cho thấy khi tăng (hoặc giảm) hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cùng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

Bài C2 (trang 5 SGK Vật lí 9)

Dựa vào số liệu ở bảng 1 (SGK) mà em thu được từ thí nghiệm, hãy vẽ đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U, nhận xét xem nó có phải là đường thẳng đi qua gốc tọa độ hay không

Xem thêm:  Vật lí 9 Bài 12: Công suất điện

Gợi ý đáp án

Đường biểu diễn mối quan hệ giữa I và U được thể hiện trong hình bên. Đây là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

bai c2 trang5 1

Bài C3 (trang 5 SGK Vật lí 9)

Từ đồ thị hình 1.2 SGK hãy xác định:

– Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi hiệu điện thế là 2,5V; 3,5V

– Xác định giá trị U, I ứng với một điểm M bất kì trên đồ thị đó.

Gợi ý đáp án

Dựa vào đồ thị ta thấy:

– Khi U = 2,5V thì I = 0,5A.

Khi U = 3,5V thì I = 0,7A.

– Lấy một điểm M bất kì trên đồ thị.

Từ M kẻ đường thẳng song song với trục hoành, cắt trục tung tại I3 = 1,1A

Từ M kẻ đường thẳng song song với trục tung, cắt trục hoành tại U3 =5,5V.

Bài C4 (trang 5 SGK Vật lí 9)

Trong bảng 2 có ghi một số giá trị của U và I đo được trong một thí nghiệmvới một dây dẫn. Em hãy dự đoán giá trị sẽ phải có trong các ô còn trống

Gợi ý đáp án

Vì U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần. Từ giá trị U ở lần đo 1 và 2 ta thấy U tăng 2,5/2 = 1,25 lần → I2 = I1 .1,25 = 0,125A.

Tương tự cách làm như vậy cho các lần đo 3, 4 ,5 ta tìm được các giá còn thiếu là:

0,125A; 4,0V; 5,0V; 0,3A

Bài C5 (trang 5 SGK Vật lí 9)

Trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài học.

Gợi ý đáp án

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

Xem thêm:  Công thức tính công suất hao phí

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận