Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông? – Vimitech

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao máu chảy trong mạch không bị đông mà khi ra ngoài cơ thể lại đông lại. Cùng tìm hiểu về hiện tượng này qua bài chia sẻ của Vimitech dưới đây nhé!

1. Máu là gì?

Máu là gì? Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông?

Máu là chất dịch lỏng đỏ, chảy trong hệ thống tuần hoàn. Thể tích của máu ở người trưởng thành thường là 5-6 lít đối với nam giớ và 4.5-5,5 lít đối với nữ giới, thường chiếm trọng lượng 6-8% cơ thể. Trong máu chứa các tế bào như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một chất dịch lỏng màu vàng chanh là huyết tương.

Máu có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng có trong tủy xương. Các tế bào này có khả năng sinh sản suốt đời. Một phần những tế bào được giữ lại trong tủy xương để duy trì nguồn cung cấp tế bào gốc. Các tế bào gốc sẽ trải qua biệt hóa nhiều gia đoạn và trở thành các tế bào hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu trường thành.

Xem thêm:  Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn

2. Cơ chế của hiện tượng đông máu

2.1 Đông máu là gì?

Đông máu là biểu hiện của quá trình sinh vật và sinh hóa. Đây là sự thay đổi dạng vật lý của máu từ một protein hòa tan thành một gen rắn (sợi huyết). Sự chuyển đổi này nhằm mục đích hạn chế sự mất máu và tổn thương thành mạch. Quá trình đông máu đóng vai trò giữ toàn vẹn thành mạch và tình trạng lỏng của máu.

Thông thường quá trình đông máu chịu sự tác động của 3 thành phần đó là: thành mạch máu, tế vào máu và các protein huyết tương dưới hình thức các phản ứng men. Các phản ứng men hoạt động theo yêu cầu và bị điều tiết bởi các yếu tố tác động ngược chiều gọi là chất ức chế sinh lý khiến cho hoạt động đông máu chỉ khu trú ở nơi tổn thương.

2.2 Cơ chế của hiện tượng đông máu

Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông? Cơ chế của hiện tượng đông máu là gì?

Cơ chế của hiện tượng đông máu xảy ra như sau:

  • Đầu tiên các nút tiểu cầu sẽ được hình thành để bịt kiens các vết rách li ti trên thành mạch. Khi tiểu cầu tiếp xúc với các sợi collagen dưới nội mạch ở vị trí bị tổn thương, các tiểu cầu này sẽ có xu hướng phồng lên, xù xì đồng thời tiết ra các hoạt chất như Thromboxan A2 và ADP giúp hoạt hóa các tiểu cầu xung quanh tạo ra một nút tiểu cầu bít kín mạch máu.
  • Tiếp theo tiểu cầu sẽ giải phóng phospholipid kết hợp với một số yếu tố khác tạo thành phức hợp prothrombinase
  • Lúc này các phức hợp prothrombinase sẽ xúc tác giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa Prothrombin thành thrombin
  • Thrombin có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển fibrinogen thành fibrin.
  • Mạng lưới fibrin sẽ bắt giữ các tế bào máu hình thành nên cục máu đông giúp bịt kín chỗ tổn thương lớn.
Xem thêm:  Lời bài hát Tất Cả Tại Anh - Karik, Emma - Lyricvn.com

3. Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông?

Máu chảy trong mạch không đông là do thành mạch được cấu tạo gồm một lớp biều bì trơn giúp tiểu cầu không bị vỡ, máu lưu thông dễ dàng. Ngoài ra trên thành mạch còn có hoạt chất chống đông do bạch cầu tiết ra

Vậy tại sao khi máu ra khỏi mạch lại bị đông lại?

Máu ra khỏi mạch có thể do đứt mạch, lúc này các tiểu cầu sẽ bị vỡ ra do va chạm với thành mạch thô ráp và giải phóng ra một chất (enzim). Enzim này sẽ kết hợp với các ion canxi làm chất sinh ra tơ máu ( fibrinogen) và hình thành các búi tơ ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.

4. Vai trò của hiện tượng máu đông

Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông? Vai trò của hiện tượng máu đông?

Trong cơ thể luôn tồn tại sự cân bằng giữa những hệ thống làm đông máu và chống đông máu. Việc đông máu giúp bảo vệ cơ thể và tránh mất máu. Chống đông máu giúp lưu thông lòng mạch dễ dàng, đảm bảo duy trì sự sống.

Trong trường hợp cơ thể thiếu các yếu tố đông máu, khiến máu khó đông hơn bình thường sẽ gây ra bệnh rối loạn đông máu có thể gây tử vong do mất máu quá nhiều. Ngược lại nếu cơ thể thiếu đi các yếu tố ức chế đông máu sẽ gây hình thành các cục máu đông trong thành mạnh, có thể gây đột quỵ hoặc tử vong.

Xem thêm:  Cảm nhận nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi

Các bệnh lý rối loạn máu khó đông đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị tận gốc. Việc điều trị chủ yếu bổ sung các yếu tố đông máu suốt đời cho bệnh nhân. Việc điều trị máu khó đông chỉ có bệnh viện tuyển TW mới có đủ khả năng. Nhưng hầu hết các bệnh nhân khi chuyển đến đều đã diễn biến nặng gây sưng to, đau buốt.

5. Máu đông có nguy hiểm không?

Vì sao máu chảy trong mạch không đông? Máu đông có gây nguy hiểm không?

Máu đông là hiện tượng bình thường của cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe, hạn chế việc mất máu. Thế nhưng trong một số trường hợp những cục máu đông này được hình thành không đúng lúc cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Các khối huyết này sẽ ảnh hường lớn đến quá trình lưu thông máu khiến hệ tuần hoàn tắc nghẽn một cách trầm trọng. Ngoài ra máu đông còn gây nguy hiểm nếu cục máu đông này di chuyển tới các cơ quan đặc biệt là máu và tom. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong.