Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật?

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật là một trong những loại văn bản pháp luật thường gặp. Vậy văn bản quy phạm pháp luật là gì và ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật như thế nào? Cùng chúng tồi tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!

Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện theo khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Theo Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật gồm những văn bản nào?

Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Xem thêm:  Lập dàn ý bài văn tả người trong gia đình em (11 mẫu)

8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật mang vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các phương diện trong đời sống xã hội.

Thứ nhất: Đối với xác lập quan hệ pháp luật

Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật có thể phản ánh tính chất ý chí – ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại trong xã hội đó vào thời điểm lịch sử nhất định. Ngoài ra, các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.

Ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện khác nhau trong từng quan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó (phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt). Có thể chỉ thể hiện khi phát sinh, lúc thực hiện hay chấm dứt một quan hệ cụ thể, song ý chí của các chủ thể tham gia vào các quan hệ này phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật. Là cơ sở hình thành, phát triển, chấm dứt trên cơ sở các quy phạm pháp luật – sản phẩm của hoạt động có ý thức, thể hiện ý chí của nhà làm luật. Là cơ sở để xác lập duy trì, bảo vệ một cách nghiêm minh, là cơ sở để duy trì ổn định xã hội, bảo đảm sự gắn bó chặt chẽ giữa công dân với nhà nước, giữa công dân với công dân, là điều kiện vật chất đảm bảo sự phát triển không ngừng về mọi mặt của quốc gia. Qua đây thể thấy ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật là vô cùng quan trọng.

Xem thêm:  Đóng vai Ông Hai kể lại chuyện làng (13 mẫu) - THPT Lê Hồng Phong

Thứ hai: Đối với thực hiện pháp luật

Ý chí, mục đích của nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của nhà nước mới đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả của chúng; làm cho đời sống xã hội ổn định, trật tự và có điều kiện phát triển bền vững, các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được bảo đảm, bảo vệ, đời sống xã hội được an toàn.

Có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn. Xã hội ngày càng phát triển đa dạng, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đang đặt ra cho Nhà nước những vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết trong quá trình quản lý, điều hành, bằng các văn bản quy phạm pháp luật làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và điều tiết hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật.

Thứ ba: Đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý

Bằng văn bản quy phạm pháp luật làm thay đổi các hành vi xử sự không mong muốn và thiết lập các hành vi xử sự phù hợp dù đó là người dân cũng như cơ quan thực thi pháp luật. Muốn tạo điều kiện cho phát triển, chúng ta cần phải sử dụng pháp luật để làm thay đổi hành vi xử sự của phần lớn nhân dân, đặc biệt là của các cán bộ nhà nước.

Các cán bộ nhà nước là những người đầu tiên có trách nhiệm bảo đảm một xã hội công bằng, văn minh, dân chủ và thay mặt cho những người mà họ đại diện, đó là nhân dân. Các cán bộ địa phương một mặt thực hiện các nhiệm vụ mà pháp luật quy định nhưng mặt khác, đây cũng là sự phó thác của nhân dân đối với đại diện trực tiếp (Hội đồng nhân dân) hay gián tiếp (Uỷ ban nhân dân) của mình trong bộ máy chính quyền. Nếu như những người đại diện cho dân chúng không bảo đảm cho những người mà họ đại diện có cuộc sống ấm no, an bình nghĩa là họ thực hiện trách nhiệm chưa đầy đủ.

Xem thêm:  Bảng chữ cái tiếng việt 29 chữ cái theo bộ GD&ĐT

Để tránh việc văn bản pháp luật trao cho các cán bộ thực thi pháp luật quyền tự định đoạt quá lớn, bên cạnh các cơ quan dân cử, vẫn cần phải có sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước. Để tránh sự lộng quyền của cán bộ thực thi pháp luật, chỉ có sự quy định chặt chẽ của văn bản pháp luật mới bảo đảm trách nhiệm của những cơ quan thực thi pháp luật, cán bộ thực thi pháp luật, từ đó bảo đảm lợi ích của người dân. ”Thiếu sự quản lý bằng pháp luật, cơ chế trách nhiệm, tính minh bạch và sự tham gia của người dân, các quyết định sẽ trở nên tùy tiện, cán bộ chính quyền sẽ sử dụng quyền lực nhà nước không phải vì lợi ích của đa số nhân dân mà là cho riêng họ”.

Thứ tư: Đối với giáo dục pháp luật

 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc giáo dục pháp luật là nhằm đảm bảo tính kịp thời, sát thực và phù hợp cả về phương diện nội dung, hình thức và đối tượng. Tuy nhiên, dưới góc độ tổng quan cần gắn việc giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong các thiết chế chính trị xã hội với giáo dục ở ngoài cộng đồng xã hội và gia đình. Kết nối việc phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục truyền thống lịch sử và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, cần gắn giáo dục pháp luật với quá trình thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của từng vùng, miền địa phương và an sinh xã hội.

Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc giáo dục pháp luật còn là giúp định hướng cả về tri thức, tình cảm và hành vi cho đối tượng giáo dục góp phần làm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển, nâng cao khả năng nhận thức pháp lý, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể (với tính cách là đối tượng nhận thức hay là đối tượng của giáo dục). Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục pháp luật bởi lẽ sự hiểu biết pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển của tư duy pháp lý, định hướng các hành vi của chủ thể trên thực tế.

Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật chính là nguồn chính cho hoạt động giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên nói riêng và công dân Việt Nam nói chung.

Qua những chia sẻ trên đây, Quý vị hẳn đã có cho mình những thông tin hữu ích về ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp còn những băn khoăn, vướng mắc, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học-Tập