Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 2: Cấu tạo cơ thể người

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Bài 2 sinh 8 “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 2: Cấu tạo cơ thể người giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 8
  • Giải Sinh Học Lớp 8 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

I – Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 6 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 2-1, 2-2 SGK để trả lời các câu hỏi:

1.Cơ thể người có mấy phần? Kể tên các phần đó.

2.Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào? Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực và khoang bụng?

Trả lời:

1.Cơ thể người gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chi (tay, chân).

Xem thêm:  50 bài tập Bị động với động từ khuyết thiếu có đáp án

2.Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành.

+ Khoang ngực chứa tim, phổi.

+ Khoang bụng chứa gan, ruột, dạ dày, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.

Bài tập 2 (trang 7 VBT Sinh học 8): Hãy ghi tên cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng sau:

Trả lời:

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan Hệ vận động Cơ, xương Nâng đỡ, vận động cơ thể di chuyển Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa Biến đổi và hấp thụ thức ăn Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất thải, O2 và CO2 Hệ hô hấp Đường dẫn khí, phổi Trao đổi khí Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái Bài tiết nước tiểu Hệ thần kinh Não, tủy sống, dây thần kinh Điều khiển, điều hòa hoạt động của cơ thể

Bài tập 3 (trang 7 VBT Sinh học 8): Quan sát hình 2 – 3 SGK, hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì?

Trả lời:

Sơ đồ hình 2 – 3 SGK thể hiện mối quan hệ của các hệ cơ quan trong cơ thể. Các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan cho thấy các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh (sự điều khiển của hệ thần kinh) và cơ chế thể dịch (hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra).

Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn về lòng yêu nước hay nhất

II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập (trang 7 VBT Sinh học 8): Chọn các cụm từ: các cơ quan, thuộc lớp Thú, tạo thành một khối thống nhất, thể dịch, chức năng sống, thần kinh, điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan và hệ cơ quan giống với động vật thuộc lớp Thú. Các cơ quan trong cơ thể tạo thành một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 7 VBT Sinh học 8): Bằng một ví dụ, em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Trả lời:

– Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.

Bài tập 2 (trang 8 VBT Sinh học 8): Hãy ghép các thông tin 1, 2, 3,… ở cột B vào thông tin tương ứng ở cột A.

Xem thêm:  Bài văn hay Bài viết số 3 lớp 7: Cảm nghĩ về người thân lớp 7

Cột (A) Cột (B)

a) Khoang ngực chứa:

………………………………………..

b) Khoang bụng chứa:

………………………………………..

1.Ruột non

2.Ruột già

3.Tim

4.Gan

5.Phổi

6.Dạ dày

7.Thận

8.Bóng đái

Cơ quan sinh sản

Trả lời:

a – 3, 5.

b – 1, 2, 4, 6, 7, 8, 9.