Bài thơ Tương tư

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bài thơ Tương tư

Nguyễn Bính là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám. Giữa những giọng điệu mới lạ, thơ Nguyễn Bính vẫn giữ được âm hưởng gần gũi với ca dao dân ca, giản dị hồn nhiên mà ngọt ngào, thắm thiết. Tương tư in trong tập Lỡ bước sang ngang, xuất bản năm 1940 tại Hà Nội.

Tương tư Nguyễn Bính

  • 1. Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính
  • 2. Đôi nét về tác giả Nguyễn Bính
    • 2.1 Vài nét về tiểu sử
    • 2.2 Sự nghiệp văn học
  • 3. Giới thiệu về bài thơ Tương tư

Bài thơ Tương tư nói lên tâm trạng khắc khoải chờ mong của một chàng trai đang yêu với tình yêu đơn phương không được đáp đền. Mối tương tư ấy được đặt vào khung cảnh nông thôn với dáng dấp một mối tình chân chất như trong ca dao và mang hương vị đồng quê mộc mạc. Sau đây mời các bạn cùng theo dõi bài thơ trong bài viết dưới đây.

1. Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi.
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

2. Đôi nét về tác giả Nguyễn Bính

2.1 Vài nét về tiểu sử

sau cách mạng có: Ông lão mài gươm (1847), Gửi người vợ miền Nam (1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ – 1958), Đêm sao sáng (1962), Cô Son (chèo – 1961), Người lái dò sông Vị (chèo – 1962)…

Xem thêm:  Tác phẩm Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt

3. Giới thiệu về bài thơ Tương tư

a. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời

– Được rút trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).

– Hoàn cảnh ra đời: Viết tại làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) năm 1939.

b. Nhan đề

– Tương tư: nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa, là hiện thân của tình yêu (một tâm hồn đang nhớ và một trái tim đang yêu).

– Khoảng cách về không gian, thời gian chính là cái cớ để tương tư → Tương tư là khao khát, là nỗ lực vượt không gian và chiến thắng thời gian để được gần kề.

→ Dạng thức đa dạng, phức tạp nhất nhưng cũng sống động nhất của tình yêu.

c. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: 16 câu đầu: Nỗi tương tư của chàng trai.

(adsbygoogle=window.adsbygoogle||[]).push({})

– Phần 2: 4 câu còn lại: Ước vọng lứa đôi hòa hợp.

d. Giá trị nội dung

– Bài thơ là tiếng lòng về một tình yêu trong sáng, đơn phương, mạnh mẽ.

– Thế hiện tình cảm chân thành, thấm đượm hồn quê Việt với nhiều nét đẹp văn hóa dân gian.

e. Giá trị nghệ thuật

– Thể thơ lục bát: đậm đà tính dân tộc, mang tính chất biểu cảm nổng nàn.

– Ngôn ngữ: dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn đậm chất lạng mạn, thơ mộng.

– Hệ thống ẩn dụ, hoán dụ đặc sắc và sáng tạo.

– Hình ảnh sóng đôi: trầu – cau, bến – đò, hoa – bướm, thôn Đoài – thôn Đông; quan niệm về tình yêu gắn bó, thủy chung…

Xem thêm:  Bài thơ Tức cảnh Pác Bó

– Thi liệu dân gian: Bài thơ mang vẻ đẹp chân quê, tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận