“Bài văn cảm nhận về nhân vật của tôi trong truyện Khoảng trời, hố bom – Lớp 10”

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật em trong bài Khoảng trời, hố bom

Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật em trong Khoảng trời, hố bom là một trong những chủ đề rất hay thuộc chương trình Ngữ văn 10 sách Cánh diều tập 2.

Nhan vat em

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật em trong bài Khoảng trời, hố bom gồm 3 đoạn văn mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng viết thành một đoạn văn cảm nhận nhân vật hay, đầy đủ ý. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn phân tích Khoảng trời hố bom.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật em trong bài Khoảng trời, hố bom

Đoạn văn mẫu 1

Qua hai dòng thơ “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/Nên mỗi người có gương mặt em riêng” trong bài “Khoảng trời, hố bom”, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh nhân vật “em”. Có thể hiểu rằng, tác giả khắc họa nhân vật “em” không chỉ một người con gái cụ thể, mà đại diện cho cả một thế hệ – những cô gái thanh niên xung phong. Họ là những con người nhỏ bé, vô danh nhưng lại thật dũng cảm, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. “Em” đã trở thành hình tượng lí tưởng, thiêng liêng nhưng cũng thật giản dị.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp mở bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Đoạn văn mẫu 2

Viết về những cô gái mở đường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã sáng tác nên bài thơ “Khoảng trời, hố bom”. Tác phẩm là lời ngợi ca, trân trọng sự hi sinh cao cả, anh dũng của người nữ thanh niên xung phong. Đọc hai dòng thơ cuối cùng: “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”, em vô cùng xúc động, ấn tượng về nhân vật “em” trong bài thơ. “Em” không ai khác là cô gái mở đường. Như biết bao con người ngoài kia, khi “em” hi sinh, không ai biết đến gương mặt “em” thế nào. Mọi người chỉ biết “em” thông qua những lời kể rồi tưởng tượng ra khuôn mặt, dáng vẻ. Bởi vậy, “nên mỗi người có gương mặt em riêng”. Qua đây, em thấy “em” hiện lên thật kiên cường, anh dũng. Dù nhỏ bé nhưng sẵn sàng làm việc to lớn là đi mở đường cho đoàn xe kịp giờ ra trận, dùng thân mình đánh lạc hướng kẻ thù. Nhân vật “em” khơi gợi cho em lòng biết ơn về sự hi sinh của những người lính.

Đoạn văn mẫu 3

Đọc hai dòng thơ cuối cùng: “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng”, nhân vật “em” đã khơi gợi trong em lòng biết ơn, cảm phục sâu sắc trước sự hi sinh to lớn của những người thanh niên xung phong. “Em” nhỏ bé nhưng thật đỗi cao cả và phi thường khi sẵn sàng xả thân, hứng lấy mưa bom bão đạn để mở đường cho đoàn xe kịp ra trận. Chẳng một ai biết đến hình dáng “em” như thế nào, “em” chỉ được biết đến qua lời kể và sự mường tượng của những người thân yêu. Bởi thế, nên mỗi người sẽ có một gương mặt “em” riêng. Trong cảm nhận của em, “em” là người con gái Việt Nam kiên cường, anh dũng.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập