Tác động của người có quyền lực trong việc khôi phục sự tôn trọng quyền lực ở Việt Nam.

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Qua câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy-gô muốn gửi tới bạn đọc thông điệp rằng trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Sau đây là tài liệu Soạn văn 11: Người cầm quyền khôi phục uy quyền, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Người cầm quyền khôi phuc uy quyển – Mẫu 1

Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền chi tiết

I. Tác giả

– Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.

– Thời thơ ấu, Huy-gô đã phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do cha mẹ có mâu thuẫn.

– Với trí thông minh và năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là “thần đồng”, Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, cũng như ấn tượng mãnh liệt từ hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác.

– Từ thời thanh xuân cho tới khi mất, sự nghiệp sáng tác của Huy-gô đều gắn với thế kỉ XIX – một thế kỉ đầy bão tố cách mạng.

– Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

– Một số tác phẩm của ông:

  • Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874)…
  • Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)…

– Năm 1985, vào dịp một trăm năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỷ niệm Huy-gô – Danh nhân văn hóa của nhân loại.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông” của Huy-gô. Tác phẩm được chia làm năm phần:

  • Phần 1: Phăng-tin
  • Phần 2: Cô-dét
  • Phần 3: Ma-ri-uýt
  • Phần 4: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni
  • Phần 5: Giăng Van-giăng.

– Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Chị rùng mình”: Khi Giăng Van-giăng vẫn còn uy quyền của một thị trưởng.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Phăng-tin đã tắt thở”: Thân phận của Giăng Van-giăng bị lộ.
  • Phần 3. Còn lại: Giăng Van-giăng khôi phục lại uy quyền.
Xem thêm:  Bài viết số 6 lớp 11 đề 3: Phân tích tác hại của việc thiếu trung thực trong thi cử

3. Tóm tắt

Phăng tin bị Gia-ve bắt, nhưng nhờ có Giăng Van-giăng – lúc này vẫn là thị trưởng Man-đơ-len cứu, chị thoát nạn và được đưa vào bệnh xá. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng đã quyết định tự thú. Bởi vậy, ông đã đến từ giã Phăng-tin trong khi chị chưa biết gì về sự thật này. Giăng Van-giăng phải hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng hắn không cho ông cơ hội. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến hắn phải run sợ. Ông đến gặp Phăng-tin lần cuối rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói “Giờ thì tôi thuộc về anh”.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhân vật Gia-ve

* Nghề nghiệp: là một viên cảnh sát – đại diện cho công lý.

* Ngoại hình:

– Khuôn mặt: “bộ mặt gớm ghiếc”, đáng sợ đến mức khiến Phăng-tin chỉ mới nhác trông thấy đã như “chết lịm đi”…

– Giọng nói: lạnh lùng, cộc lốc với tiếng thét “Mau lên!”, “man rợ và điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà lá tiếng thú gầm”.

– Ánh mắt giống như “cái móc sắt”, “từng quen kéo giật về phía hắn bao nhiêu kẻ khốn khổ”.

– Nụ cười “ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.

=> Ngoại hình giống như một con thú đang đói khát lâu ngày đang chờ để nhảy vào con mồi của mình.

* Thái độ:

– Lạnh lùng, tàn nhẫn trước nỗi khổ của Phăng-tin.

– Không cảm thấy xót thương cho cái chết của người đàn bà tội nghiệp.

=> Gia-ve mang nội tâm của một con quỷ tàn nhẫn.

2. Nhân vật Man-đơ-len (Giăng Van-giăng)

* Đối với Gia-ve:

– Trước khi Phăng-tin chết: nhẹ nhàng, nhún nhường, ngôn ngữ nói chuyện tinh tế hòng che giấu sự thật về Cô-dét, về mình để Phăng-tin có cơ hội sống.

– Sau cái chết của Phăng-tin: thay đổi, khôi phục lại uy quyền với ngôn ngữ lạnh lùng và dứt khoát, kết tội Gia-ve “Anh đã giết chết người phụ nữ này rồi đó”, sẵn sàng chiến đấu để có thể từ biệt Phăng-tin bằng phong thái mạnh mẽ, lạnh lùng khiến Gia-ve run sợ.

* Đối với Phăng-tin:

– Trước lúc cô chết: đã làm tất cả, kể cả việc hạ mình trước tên mật thám Gia-ve chỉ để níu giữ niềm tin và sự sống cho Phăng-tin.

– Sau khi Phăng-tin qua đời: chống đối lại Gia-ve chỉ để ở lại mấy phút từ biệt cô, người đàn ông ấy dịu dàng dùng tình thương, lòng nhân ái vô hạn để ngắm nhìn người phụ nữ bất hạnh, thì thầm với cô những lời cuối cùng với nỗi xót thương vô hạn.

=> Giăng Van-giăng hiện lên như là một vị cứu tinh với tấm lòng bao dung, nhân ái.

Tổng kết: 

– Nội dung: Qua câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy-gô muốn gửi tới bạn đọc thông điệp rằng trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

Xem thêm:  Soạn bài Nghĩa của câu (tiếp theo)

– Nghệ thuật: xây dựng nhân vật đối lập, khắc họa nội tâm nhân vật…

Soạn văn Người cầm quyền khôi phục uy quyền ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

Phân tích nghệ thuật đối lập:

* Trước khi Phăng-tin chết:

– Giăng Van-giăng: thái độ nhẹ nhàng và nhún nhường, hành động điềm tĩnh.

– Gia- ve:

  • Với Giăng Van-giăng: hành động thô lỗ
  • Thái độ trước Phăng-tin: tàn nhẫn, vô lương tâm.

* Sau khi Phăng-tin chết:

– Giăng Van-giăng

  • Đối với Gia-ve: mạnh mẽ, quyết liệt.
  • Đối với Phăng-tin: nhẹ nhàng, thương xót

* Gia-ve: lạnh lùng, độc ác.

Ý nghĩa của biện pháp: với sự đối lập giữa hai nhân vật, nhà văn đã lí tưởng hóa hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng là hiện thân của một con người giàu lòng nhân ái.

Câu 2. Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ.

* Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là một con ác thú.

– Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi

  • Những tiếng thét “Mau lên!” như tiếng “thú gầm”.
  • Phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt.
  • Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.

– Dã tâm của loài thú: quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử.

* Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của một con người giàu lòng nhân ái.

Câu 3. Đoạn văn từ câu: “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể nó có tác dụng như thế nào?

– Đoạn văn là phát ngôn của nhà văn.

– Thuật ngữ văn học: trữ tình ngoại đề.

– Tác dụng: phản ánh rõ tư tưởng nhân văn cao cả của nhà văn.

Câu 4. Qua đoạn trích, hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

– Kết thúc: “chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” thể hiện rõ đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn luôn vượt lên hiện thực vươn tới cái đẹp cái thánh thiện, thanh khiết.

– Chi tiết Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường”. => Ca ngợi sức mạnh của tình thương có thể đẩy lùi bạo lực, cường quyền.

II. Luyện tập

Câu 1. Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Trong tình thế tuyệt vọng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin có gì chứng tỏ một sức mạnh khác thường và sức mạnh ấy là gì?

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp kết bài Từ ấy của Tố Hữu (32 Mẫu)

Trong tình thế tuyệt vọng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin đã chứng tỏ một sức mạnh khác thường là nụ cười của Phăng-tin khi chết giúp cho câu chuyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo, thể hiện niềm tin vào sự yêu thương cũng như công bằng trong cuộc sống.

Câu 2. Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện?

– Thúc đẩy câu chuyện phát triển.

– Nhân vật dẫn đến sự khác biệt tính cách Giăng Văn- giang và Gia- ve.

Câu 3. Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gì gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian?

Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian là: Tuyến nhân vật tốt – xấu, thiện – ác.

=> Ca ngợi tính cách cao đẹp của con người, thể hiện ước mơ về công bằng trong xã hội.

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 2

Câu 1. Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.

– Nghệ thuật đối lập hai nhân vật:

  • Nhân vật Gia-ve: Lời lẽ cộc lộc, thô bỉ; Hành động ngang ngược, độc ác
  • Nhân vật Giăng Van-giăng: Lời lẽ thuyết phục, Hành động điềm tĩnh, thái độ nhún nhường…

– Ý nghĩa của biện pháp: N hà văn đã lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối, hiện thân của con người giàu đức hy sinh…

Câu 2. Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ.

– Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ve là một con ác thú:

  • Những tiếng thét “Mau lên!” như tiếng “thú gầm”.
  • Phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt.
  • Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.

– Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của một đấng cứu thế.

Câu 3. Đoạn văn từ câu: “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở đây, trong câu chuyện kể nó có tác dụng như thế nào?

– Đoạn văn là phát ngôn của nhà văn.

– Thuật ngữ văn học: trữ tình ngoại đề.

– Tác dụng: Phương tiện để soi sáng nội dung, tư tưởng tác phẩm.

Câu 4. Qua đoạn trích, hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.

– Kết thúc: “chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” thể hiện rõ đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn luôn vượt lên hiện thực vươn tới cái đẹp cái thánh thiện, thanh khiết.

– Chi tiết Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường”.

=> Ca ngợi sức mạnh của tình thương có thể đẩy lùi bạo lực, cường quyền.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập