Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954

Với mong muốn cung cấp cho các bạn học sinh lớp 12 nhiều tài liệu học tập hữu ích dành cho môn Lịch sử. Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954.

Hi vọng, đây sẽ là hành trang hữu ích giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học nhằm đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra cũng như chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2021 đạt kết quả cao nhất.

201 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Chương 3

Câu 1. Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9- 1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc dậy chống phá cách mạng.

B. Nạn đói, nạn dốt đang đe doạ nghiêm trọng.

C. Âm mưu của Tưởng và Pháp.

D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.

Câu 2. Phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước ta được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 1-6-1946. Hà Nội.

B. Ngày 2-3-19 46. Hà Nội.

C. Ngày 12-11-1946. Tân Trào – Tuyên Quang.

D. Ngày 20-10-1946. Hà Nội.

Câu 3. Câu nào dưới đây thuộc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải quyết nạn đói?

A. “Không một tất đất bỏ hoang”.

B. “Tất đất, tất vàng”.

C. “Tăng gia sản xuất, Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 4. Nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào nào?

A. “Ngày đồng tâm”.

B. “Tuần lễ vàng”,

C. “Quỹ độc lập”.

D. Câu B và C đúng.

Câu 5. Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau đây:

A. Đến đầu tháng 3-1946 , riêng Bắc Bộ có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên.

B. Đến đầu tháng 3-1946, riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên.

C. Đến dầu tháng 3-1946, riêng Bác Bộ và Nam Bộ, có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên.

D. Đến đầu tháng 3-1946 , riêng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, có gần 3 vạn lớp học với 81 vạn học viên.

Câu 6. Cao uỷ Pháp ở Đông Dương trong thời kì từ cuối năm 1 945 đến 1947 là ai?

A. Lơ-cơ-léc.

B. Bô- la-éc.

C. Đác-giăng-li-ơ.

D. Rơ-ve.

Câu 7. Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Ngày 2 – 9 -1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, thực dân Pháp xả súng bắn làm cho 47 người chết, và nhiều người bị thương.

B. Ngày 23 – 9 – 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

Xem thêm:  Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2022 đầy đủ các môn (Có đáp án)

C. Ngày 17- 11- 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.

D. Ngày 18 – 12 – 1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán lực lượng vũ trang, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng.

Câu 8. Trước ngày 6-3- 1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?

A. Hòa với Tưởng để đánh Pháp.

B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng.

C. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.

D. Câu A và B đúng.

Câu 9. Nội dung đầu tiên của Hiệp định sơ bộ ngày 6 – 3 – 1946 mà Chính phủ ta kí với Pháp là gì?

A. Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một nước độc lập, tự do nằm trong Liên hiệp Pháp.

B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

C. Chính phủ Pháp công nhận nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam.

D. Câu A và B đúng.

Câu 10. Tạm ước 14 – 9 – 1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi trên nào?

A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.

B. Chấp nhận cho Pháp đưa 15.000 quân ra Bắc.

C. Một số quyền lợi về ch ính trị, quân sự.

D. Một số quyền lợi về kinh tế và quân sự.

Câu 11. Chủ tịch Hồ Ch í Minh kí Tạm ước 14 – 9 – 1946 với Chính phủ Pháp tại đâu?

A. Thành phố Đà Lạt.

B. Phông – ten – blô.

C. Pa-ri.

D. Thủ đô Hà Nội.

Câu 12. Hãy điền các từ đúng vào câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của …….. để chống lại ta”.

A. Đế quốc Mĩ cấu kết với Tưởng.

B. Đế quốc Pháp cấu kết với Tưởng.

C. Tưởng cấu kết với Pháp.

D. Đế quốc Pháp cấu kết với Anh.

Câu 13. Hãy chọn nội dung ở cột B cho phù hợp với cột A sau đây:

A B
1. Giải quyết khó khăn về kinh tế A. “Tuần lễ vàng Quỹ độc lập”.
B. “Ngày đồng tâm”.
C. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất nhanh! Tăng gia sản xuất nữa!”
2. Giải quyết khó khăn về tài chính D. Phát hành tiền giấy bạc Việt Nam (31-1-1946).
E. Nhận tiêu tiền “Quan kim” “Quốc tệ” của Tưởng.
G. Thực hiện giảm tô 25%.
H. Khoán ruộng đất cho nôn g dân cày cấy.
I. Lập ngân hàng quốc gia Việt Nam.

Câu 14. Hãy ghi nội dung của các sự kiện lịch sử cho phù hợp với thời gian cho sẵn dưới đây:

TT Thời gian Nội dung
1 23 – 9 – 1945 ……………………………………………… ………………….
2 6 – 1 – 1946 ……………………………………………… ………………….
3 6 – 3 – 1946 ……………………………………………… ………………….

Câu 15. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám phải đối phó với nhiều khó khăn như thế nào?

Xem thêm:  Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013 môn Ngữ văn (Hệ Phổ Thông) - Có đáp án

A. Nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm.

B. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách nhà nước trống rỗng

C. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách trống rỗng, nạn ngoại xâm và nội phản.

D. Nạn đói, nạn dốt, nội phản.

Câu 16. Những thuận lợi cơ bản sau tháng Tám-1945 ở nước ta?

A. Nhân dân lao động đã giành chính quyền làm chủ tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

B. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa phụ thuộc,

C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển.

D. A, B và C đúng.

Câu 17. Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của:

A. 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân.

B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945.

C. Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945.

D. Tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I (6-1-1946).

Câu 18. Quốc hội khóa I (6-1-1946) đã bầu được;

A. 333 đại biểu.

B. 334 đại biểu.

C. 335 đại biểu.

D. 336 đại biểu.

Câu 19. Ngày 2-3-1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên đã nêu lên vấn đề gì?

A. Lập ra dự thảo hiến pháp đầu tiên của nước ta.

B. Xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

C. Thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu.

D. A, B và C đúng.

Câu 20. Sự kiện nào trong năm 1945-1946 khẳng định chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, nền móng của chế độ mới được xây dựng?

A. Tổng tuyển cử trong cả nước 6-1-1946.

B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

C. Thành lập ủy ban hành chính các cấp.

D. A, B và C đúng.

Câu 21. Thắng lợi của Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 khẳng định vấn đề gì?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước và khối đoàn kết toàn dân.

B. Xây dựng được chế độ mới hợp lòng dân.

C. Đất nước vượt qua khó khăn thử thách.

D. A và B đúng.

Câu 22. Ý nghĩa chính trị của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 và việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quần chúng cách mạng, nâng cao uy tín của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

B. Khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần làm chủ đất nước, giáng một đòn vào âm mưu xuyên tạc, chia rẻ của kẻ thù đối với chế độ mới.

C. Đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

D. A và B đúng.

Câu 23. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám là gì?

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 12: So sánh hình tượng sông Đà và sông Hương

A. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.

B. Giải quyết về vấn đề tài chính.

C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt.

D. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

Câu 24. Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất?

A. Lập hũ gạo tiết kiệm.

B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói.

C. Tăng cường sản xuất.

D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.

Câu 25. Ý nghĩa thắng lợi của công cuộc chống đói?

A. Thể hiện trách nhiệm “ vì dân” của chính quyền mới.

B. Làm cho nhân dân càng phấn khởi tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Có điều kiện để đẩy mạnh phát triển sản xuất.

D. A và B đúng.

Câu 26. Biện pháp nào quan trọng nhất để chính quyền cách mạng kịp thời giải quyết khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám?

A. Dựa vào lòng nhiệt tình yêu nước của nhân dân.

B. Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam (31-1-1946).

C. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (23-11-1941).

D. Tiết, kiệm chi tiêu.

Câu 27. Chính sách nào do Chính phủ ban hành có thể thực hiện được ngay?

A. Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày.

B. Chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ.

C. Ra thông tư giảm tô.

D. Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác.

Câu 28. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ vào ngày tháng năm nào?

A. 7-3-1945.

B. 8-9-1945.

C. 9-9-1945.

D. 10-9-1945.

Câu 29. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện Tuần lễ vàng” “Quỹ độc lập” nhằm mục đích gì?

A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.

B. Quyên góp tiền, để xây dựng đất nước.

C. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.

D. Để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.

Câu 30. Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam vào ngày tháng năm nào?

A. 28-1-1946.

B. 29-1-1946.

C. 30-1-1946.

D. 31-1-1946.

Câu 31. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước ngày:

A. 23-11-1946.

B. 24-11-1946.

C. 25-11-1946.

D. 26-11-1946.

Câu 32. Nhân dân ta đã vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Đó là kết quả:

A. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám.

B. Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám.

……………

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận