Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023

TOP 3 Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023 của Hà Nội, Bắc Giang, có đáp án, ma trận đề thi kèm theo. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương 6 cho học sinh của mình.

Đồng thời, cũng giúp các em luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi theo 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 1 năm 2022 – 2023. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:

Đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục địa phương 6 Hà Nội

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TN

TN

TN

1. Lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X

– Khi nào cư dân trên vùng đất Hà Nội biết sử dụng đồ đồng và đồ sắt.

– Vùng đất Hà Nội thời Bắc thuộc được gọi bằng những địa danh nào.

– Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào.

– Khởi nghĩa Lí Bí diễn ra vào năm nào.

– Khoảng năm 766-779, Phùng Hưng khởi nghĩa ở đâu.

– Ai là người dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập lên triều Đinh

– Kể tên các nền văn hóa thời đại đồ đồng, đồ sắt

– Di tích thành Cổ Loa hiện nay nằm ở huyện nào của thành phố Hà Nội.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ%

7 câu

2.8 điểm

= 28 %

3 câu

1.2 điểm

=12 %

1 câu

0.4 điểm

=4 %

câu

điểm

=%

Cộng

7 câu

2.8 điểm = 28 %

3 câu

1.2 điểm = 12 %

1 câu

0.4 điểm = 4 %

2. Di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ%

5 câu

2 điểm

= 20 %

3 câu

1.2 điểm

= 12 %

1 câu

0.4 điểm

= 4 %

Cộng

5 câu

2 điểm = 20 %

3 câu

1.2 điểm = 12 %

1 câu

0.4 điểm = 4 %

Tổng số câu

Tổng số điểm=%

14 câu

5.6 điểm = 56 %

8 câu

3.2 điểm = 32 %

3 câu

1.2 điểm = 12 %

Xem thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023

Trường THCS:…………….. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM 2022 – 2023
Môn: Giáo dục địa phương 6

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (25 câu – mỗi câu đúng được 0.4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất:

Câu 1: Khi nào cư dân trên vùng đất Hà Nội biết sử dụng đồ đồng và đồ sắt?

A. Cách đây khoảng 5000 năm
B. Cách đây khoảng 3000 năm
C. Cách đây khoảng 2000 năm
D. Cách đây khoảng 4000 năm

Câu 2: Kể tên các nền văn hóa thời đại đồ đồng, sắt ở Hà Nội.

A. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn
B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun
C. Đồng Đậu, Đông Sơn.
D. Phùng Nguyên, Gò Mun, Đông Sơn

Câu 3: Kể tên các di chỉ khảo cổ học ở Hà Nội liên quan đến các nền văn hóa thời đại đồ đồng.

A. Di chỉ Thành Dền, Cổ Loa, Đình Tràng, Vườn Chuối
B. Di chỉ Cổ Loa, Thành Dền, Vườn Chuối
C. Di chỉ Đình Tràng
D. Di chỉ Thành Dền, Đình Tràng.

Câu 4: Cổ Loa được chọn làm kinh đô vào những thời kì nào?

A. Văn Lang
B. Văn Lang – Âu Lạc
C. Âu Lạc và nhà Ngô
D. Nhà Ngô

Câu 5: Vùng đất Hà Nội thời Bắc thuộc được gọi bằng những địa danh nào?

A. Tống Bình, Đại La
B. Thăng Long, Hà Nội
C. Thăng Long, Hoa Lư
D. Hoa Lư, Cổ Loa

Câu 6: Vào thời kì Bắc thuộc Hà Nội thuộc:

A.Quận Giao Chỉ
B. Quận Cửu Chân
C. Quận Nhật Nam
D. Quận Giao Châu

Câu 7: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã xây dựng ở Hà Nội những thành lũy nào?

A. La Thành
B. Đại La
C. Giao Châu
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào?

A. Năm 90
B. Năm 248
C. Năm 40
D. Năm 367

Câu 9: Năm 968, ai là người dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập lên triều Đinh?

A. Lí Bí
B. Đinh Bộ Lĩnh
B. Hai Bà Trưng
D. Ngô Quyền

Câu 10: Khởi nghĩa Lí Bí diễn ra vào năm nào?

A. Năm 542 – 544
B. Năm 644 – 654
C. Năm 198 – 224
D. Năm 327 – 330

Câu 11: Khoảng năm 766 -779, Phùng Hưng dựng cờ khởi nghĩa ở đâu?

A. Đông Anh
B. Sóc Sơn
C. Đường Lâm (Sơn Tây)
D. Hoa Lư

Câu 12: Trong các cuộc đấu tranh thời Bắc thuộc những thủ lĩnh nào là người con ưu tú của vùng đất Hà Nội

A. Lí Bí, Hai Bà Trưng, Bà Triệu.
B. Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Ngô Quyền
C. Đinh Bộ Lĩnh, Bà Triệu, Phùng Hưng
D. Hai Bà Trưng, Lí Bí, Ngô Quyền.

Câu 13: Thành Cổ Loa gắn liền với mối tình bi thương và cảm động của ai?

A. Sơn Tinh – Mị Nương
B. Thủy Tinh – Mị Nương
C. Mị Châu – Trọng Thủy
D. Âu Cơ – Lạc Long Quân

Xem thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021 - 2022 sách Cánh diều

Câu 14: Thành Cổ Loa hiện nay gồm mấy vòng thành?

A. Hai vòng thành.
B. Ba vòng thành
C. Một vòng thành
D. Bốn vòng thành

Câu 15: Di tích thành Cổ Loa hiện nay nằm ở huyện nào của thành phố Hà Nội?

A. Quốc Oai
B. Thạch Thất
C. Hà Đông
D. Đông Anh

Câu 16: Năm bao nhiêu di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt?

A. Năm 2010
B. Năm 2011
C. Năm 2012
D. Năm 2013

Câu 17: Trống đồng Hoàng Hạ được phát hiện ở huyện nào của Hà Nội?

A. Huyện Ba Vì
B. Huyện Mỹ Đức
C. Huyện Chương Mĩ
D. Huyện Phú Xuyên

Câu 18: Trống đồng Cổ Loa có niên đại cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Trên 3000 năm
B. Trên 2000 năm
C. Trên 1500 năm
D. Trên 4000 năm

Câu 19: Cổ vật là đồ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được chế tạo ít nhất từ bao nhiêu năm?

A. 10 năm trở lên
B. 30 năm trở lên
C. 50 năm trở lên
D. 100 năm trở lên

Câu 20: Việc công nhận Bảo vật quốc gia phải do ai quyết định?

A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện, Thị xã
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chủ tịch Nước.

Câu 21: Trống đồng nào được xếp hạng “ Á hậu Đông Sơn”?

A. Trống đồng Ngọc Lũ
B. Trống đồng Cổ Loa
C. Trống đồng Hoàng Hạ
D. Trống đồng Sông Đà

Câu 22: Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?

A. Giai đoạn văn hóa tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kì chống Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt

Câu 23: Vùng đất nào của Hà Nội được mệnh danh là đất hai vua?

A. Đường Lâm – Sơn Tây
B. Tản Lĩnh – Ba Vì
C. Ngọc Tảo – Phúc Thọ
D. Xuân Mai – Chương Mĩ

Câu 24: Trong khu vực Cổ Loa có khoảng bao nhiêu di tích?

A. 30 di tích
B. 40 di tích
C. 50 di tích
D. 60 di tích

Câu 25: Tòa thành đất nào cổ nhất, qui mô lớn nhất Đông Nam Á?

A. Thành cổ Sơn Tây
B. Hoàng thành Thăng Long
C. Thành nhà Hồ
D. Thành Cổ Loa

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Đáp án

D

A

A

C

A

A

D

C

B

A

C

B

C

Câu

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

Đáp án

B

D

C

D

B

D

C

C

B

A

D

D

Đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục địa phương 6 Bắc Giang

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Bắc Giang.

Câu

1,2,3

1,5đ

7

2. Truyền thuyết Bắc Giang

Câu 4,5,6

1,5đ

8

9

Tổng cộng

Số câu: 6

Số điểm: 3

Tỉ trọng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ trọng: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 3

Tỉ trọng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ trọng: 20%

Xem thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 - 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2022 – 2023

PHÒNG GD& ĐT…..

TRƯỜNG THCS……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6

Thời gian làm bài 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Mỗi câu 0,5 điểm.

* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.

Câu 1: Bắc Giang có huyện và thành phố nào?

A. Thành phố Bắc Giang, Thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Sơn Động.
B. Thành phố Bắc Giang, Lục Ngạn, Yên Dũng, Hiệp Hòa.
C. Thành phố Bắc Giang, Việt Yên, Tân Quang, Lạng Giang.
D. Thành phố Bắc Giang, Yên Thế, Hồng Giang, Lục Nam.

Câu 2: Tỉnh Bắc Giang có bao nhiêu huyện và thành phố?

A. 1 thành phố và 10 huyện.
B. 1 thành phố và 9 huyện.
C. 1 thành phố và 8 huyện.
D. 1 thành phố và 11 huyện.

Câu 3. Tỉnh Bắc Giang giáp với tỉnh, thành phố nào?

A. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương.
B. Quảng Ninh, Yên Bái, Thái Nguyên, Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương.
C. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Thành phố Hà Nội, Hà Giang, Hải Dương.
D. Nghệ An, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương.

Câu 4. Nhân vật Hùng Linh Công trong truyền thuyết Hùng Linh Công ra đời thời gian nào?

A. Vào đời Hùng Vương thứ tư.
B. Vào đời Hùng Vương thứ năm.
C. Vào đời Hùng Vương thứ sáu.
D. Vào đời Hùng Vương thứ bảy.

Câu 5. Truyện truyền thuyết Hùng Linh Công viết về người anh hùng ở vùng đất nào?

A. Kinh Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ.

Câu 6: Nhằm ngày 8 tháng tám, đột nhiên có ba tiếng sét, trời đất mây mưa mù mịt, người ta thấy chàng cưới con (…) đen, tay cầm thanh kim đao từ từ bay lên. Hùng Linh Công đã cưỡi con vật gì bay lên?

A. Ngựa.
B. Sư tử.
C. Trâu.
D. Hổ .

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 ĐIỂM)

Câu 7. Nêu tên các huyện và thành phố của tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)

Câu 8. Em hãy tóm tắt nội chính của truyền thuyết Hùng Linh Công ? (3,0 điểm)

Câu 9. Qua truyền thuyết Hùng Linh Công em hiểu như thế nào là truyện truyền thuyết?

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM: (8 câu X 0,5 = 4 đ)

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A X x
B X X
C x
D X

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu tên các huyện và thành phố của tỉnh Bắc Giang:

Sơn Động, Lục ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế, TP bắc Giang.

Câu 2. Nội dung chính của truyện truyền thuyết Hùng Linh Công:

– Sự ra đời của Hùng Linh Công.

– Chiến công của Hùng Linh Công:

  • Thu phục hổ.
  • Đánh đuổi giặc Ân.

– Vua và nhân dân ghi nhớ công lao của Hùng Linh Công.

Câu 3. Qua truyện truyền thuyết Hùng Linh Công em hiểu truyện truyền thuyết là:

Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận