Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 4 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 4 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 4 năm 2022 – 2023 gồm 6 đề thi môn Toán, Tiếng Việt, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận 4 mức độ theo Thông tư 22. Nhờ đó, thầy cô dễ dàng tham khảo, để xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình.

Với 6 Đề thi giữa kì 2 lớp 4, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2022 – 2023. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí 6 đề thi giữa kì 2 lớp 4:

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2022 – 2023

Trường Tiểu học……………………

PHIẾU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn: Toán Lớp 4
Thời gian làm bài : 40 phút

PHẦN I. Bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Trong các số 32743; 41561; 54567; 12346 số chia hết cho 3 là:

A. 32743
B. 41561
C. 54567
D.12346

Câu 2. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Phân số \frac{25}{43}được đọc là:

A. Hai mươi lăm phần bốn mươi ba.
B. Hai mươi lăm trên bốn mươi ba.
C. Hai mươi lăm chia bốn mươi ba.
D. Bốn mươi ba phần hai mươi lăm.

Câu 3. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 54m2 6cm2 = ……….. cm2 là:

A. 546
B. 5406
C. 5460
D. 540006

Câu 4. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Các phân số \frac{2}{3};\frac{5}{6};\frac{4}{2} được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:

A. \frac{2}{3};\frac{5}{6};\frac{4}{2}
B. \frac{5}{6};\frac{2}{3};\frac{4}{2}
C. \frac{4}{2} ;\frac{5}{6};\frac{2}{3}
D. \frac{2}{3} ;\frac{4}{2} ;\frac{5}{6}

Câu 5. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Cho các phân số sau: \frac{7}{5};\frac{4}{13};\frac{2}{13};\frac{7}{3};\frac{4}{5}

Phân số có giá trị lớn nhất là:

A. \frac{7}{3}
B. \frac{7}{4}
C. \frac{4}{13}
D. \frac{2}{13}

Câu 6. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Cho hình bình hành có diện tích 525 m2, chiều cao 15m. Đáy của hình bình hành là:

A. 40m
B. 45m
C. 30m
D. 35m

Câu 7. Cho phân số \frac{25}{42}. Tìm số tự nhiên sao cho khi thêm vào tử số của phân số đã cho và giữ nguyên mẫu số thì được phân số mới bằng \frac{6}{7}.

Số tự nhiên đó là: …………………………………………….

PHẦN II. Trình bày bài giải các bài toán sau:

Câu 8. Tính:

a) \frac{7}{3}-\frac{5}{6}

b) \frac{5}{6}x7

Câu 9. Một trại nuôi gà bán lần thứ nhất \frac{3}{7\ }đàn gà, lần thứ hai bán được \frac{2}{5}đàn gà. Hỏi cả hai lần trại gà bán được bao nhiêu phần đàn gà?

Câu 10. Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy bằng 69m, chiều cao bằng \frac{2}{3}cạnh đáy. Tính diện tích mảnh đất đó?

PHẦN I. Bài tập trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

A

D

C

A

D

Điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 7: (1 điểm ): 11

Xem thêm:  Toán lớp 4: Dấu hiệu chia hết cho 5 trang 95

Câu 8: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm )

a) \frac{3}{2}
b) \frac{35}{6}

Câu 9:

Bài giải

Cả hai lần trại gà bán được số phần đàn gà là:

\frac{3}{7}+\frac{2}{5} =\frac{29}{35}(đàn gà)

Đáp số: \frac{29}{35}(đàn gà)

Câu 10:

Bài giải

Chiều cao của mảnh đất hình bình hành là:

\frac{2}{3}x69=46(m)

Diện tích mảnh đất hình bình hành là:

46 × 69 = 3174 (m2)

Đáp số: 3174 m2

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 4

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Phân số:
– Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, rút gọn, so sánh, sắp xếp thứ tự phân số…
– Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số; cộng, trừ, nhân phân số với số tự nhiên;

Số câu

1

1

2

1

1

4

2

Số điểm

1

1

2

1

1

4

2

Đại lượng và đo đại lượng với các đơn vị đo đã học.

Số câu

1

1

Số điểm

1

1

Hình học:
Diện tích hình chữ nhật, hình bình hành.

Số câu

1

1

1

1

Số điểm

1

1

1

1

Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu.

Tìm phân số của một số.

Số câu

Số điểm

Dấu hiệu chia hết

Số câu

1

1

Số điểm

1

1

Tổng

Số câu

3

1

2

1

1

1

1

7

3

Số điểm

3

1

2

1

1

1

1

7

3

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 – 2023

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

PHÒNG GD&ĐT…..
TRƯỜNG TH-THCS XÃ……..

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: TIẾNG VIỆTLỚP 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

– HS bốc thăm đọc 1 đoạn trong những bài sài sau và TLCH:

  • Bài 1. Bốn anh tài. (SGK /4 )
  • Bài 2. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. (SGK /21 )
  • Bài 3. Hoa học trò. (SGK /43 )
  • Bài 4. Thắng biển. (SGK /76 )
  • Bài 5. Dù sao trái đất vẫn quay. (SGK /85 )

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:

– Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?

Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

-Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?

Bát sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

– Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

– Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

– Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

– Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyển

* Dựa theo nội dung bài đọc khoanh vào chữ cái trước ý đúng cho các câu trả lời dưới đây:

Xem thêm:  Toán lớp 4: Luyện tập chung trang 90

Câu 1: (M1-0,5 điểm): Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước
B. Hình dáng của nước
C. Mùi vị của nước
D. Màu sắc của nước

Câu 2: (M1- 0,5 điểm): Sau khi nghe Bác Tủ Gỗ giải thích Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ đã làm gì?

A. Im lặng x
B. Cảm ơn Bác Tủ Gỗ
C. Mùi vị của nước
D. Vẫn tiếp tục cãi nhau.

Câu 3: (M2- 0,5 điểm): Trong tự nhiên nước tồn tại ở những thể nào?

A. Thể rắn, thể lỏng
B. Thể lỏng, thể khí
C. Thể rắn, thể lỏng, thể khí
D. Thể rắn, thể khí

Câu 4: (M2-0,5 điểm): Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?

A. Nước có hình chiếc cốc
B. Nước có hình cái bát
C. Nước có hình như vật chứa nó
D. Nước có hình cái chai

Câu 5: (M3-1 điểm): Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?

A. Nước không có hình dáng cố định
B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó
C. Nước tồn tại ở thể rắn
D. Nước tồn tại ở thể lỏng

Câu 6: (M4-1 điểm): Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch?

Câu 7: (M1-0,5 điểm): Câu: “Bát sứ không đồng tình, ngúng nguẩy” thuộc mẫu câu nào?

A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nào?
D. Không thuộc các mẫu câu trên.

Câu 8: (M2-0,5 điểm)

Trong câu “Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống”.

Chủ ngữ :………………………………

Vị ngữ :………………………………

Câu 9: (M2-1 điểm): Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

– Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định.

Dấu gạch ngang trong câu trên có tác dụng gì?

………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 10: (M3-1 điểm): Tác dụng của việc dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, bài văn là gì?

………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả (nghe-viết) (2 điểm)

Khuất phục tên cướp biển

Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm

lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:

– Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên toà sắp tới.

Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức

độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt

chuồng.

2.Tập làm văn (8 điểm)

Đề: Tả một loại cây ăn quả hoặc cây bóng mát mà em yêu thích.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

  • HS đọc bài trôi chảy, diễn cảm .(2 điểm)
  • Trả lời câu hỏi đúng. (1 điểm)
Xem thêm:  Toán lớp 4: Phân số và phép chia số tự nhiên trang 108

(Giáo viên linh động ghi điểm phù hợp với cách đọc bài và TLCH của từng HS.)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1: (M1-0,5 điểm) B. Hình dáng của nước

Câu 2: (M1- 0,5 điểm) B. Cảm ơn Bác Tủ Gỗ

Câu 3: (M2- 0,5 điểm) C. Thể rắn,thể lỏng , thể khí

Câu 4: (M2-0,5 điểm) C. Nước có hình như vật chứa nó

Câu 5: (M3-1 điểm) A. Nước không có hình dáng cố định

Câu 6: (M4-1 điểm) Nước là nguồn tài nguyên quý giá và rất cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta.Vì vậy chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường như: Không vứt rác xuống sông, suối, hồ, ao.., không thải trực tiếp vào nguồn nước. Hạn chế sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Câu 7: (M1-0,5 điểm) A. Ai làm gì?

Câu 8: (M2-0,5 điểm)

  • Chủ ngữ: Cô chủ nhỏ
  • Vị ngữ: lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống

Câu 9: (M2-1 điểm) Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Câu 10: (M3-1 điểm) Tác dụng của việc dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa trong câu văn, bài văn là làm cho câu văn, bài văn thêm: giàu hình ảnh, sinh động, phong phú, hấp dẫn.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả (nghe – viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút)

1. Chính tả: 2 điểm

– HS nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ khoảng 80 chữ/ 20 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: trình bày đúng qui định, viết sạch đẹp : 1 điểm

– Viết đúng, không sai lỗi nào: 1 điểm

  • Nếu viết sai 1 lỗi trừ 0.25 điểm, sai 2-3 lỗi: trừ 0.5 điểm, sai 4-5 lỗi: trừ 0.75 điểm
  • Nếu viết sai trên 5 lỗi: 0 điểm

II. Tập làm văn: (8 điểm) (khoảng 35 phút)

2. Tập làm văn (8 điểm)

Đề: Tả một loại cây ăn quả hoặc cây bóng mát mà em yêu thích.

Đảm bảo các yêu cầu sau: 8 điểm

– Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) (6 điểm) cụ thể là:

  • Viết đúng mở bài (1 điểm)
  • Viết đúng thân bài (4 điểm) (Trong đó đảm bảo nội dung 1,5 đ; đảm bảo kỹ năng 1,5 đ; có cảm xúc 1 đ)
  • Viết đúng kết bài (1 điểm)
  • Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả (0,5 đ)
  • Diễn đạt thành câu, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng (0,5 đ).
  • Bài văn có sáng tạo (1 điểm)

Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

2

1

1

4

2

Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn. Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế

Câu số

1, 2

3, 4

5

6

1,2,

3,4

5,6

Số

điểm

1

1

1

1

2

2

2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

1

1

1

1

2

2

Câu số

7

8

9

10

7, 8

9,10

Nắm được mẫu câu kể Ai làm gì.Xác định được chủ ngữ và vị ngữ. Biết tác dụng của dấu gạch ngang. Tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hóa.

Số

điểm

0,5

0,5

1

1

1

2

Tổng số câu

3

3

1

2

1

6

4

Tổng số điểm

1,5

1,5

1

2

1

3

4

Đọc hiểu: 7,0 điểm

7,0

Đọc thành tiếng: 85 tiếng/phút: 2,0 điểm

Trả lời câu hỏi: 1,0 điểm

3,0

Kiểm tra viết: Chính tả: (2 điểm): Nghe viết khoảng 85 chữ/15 phút

2,0

Tập làm văn: Đề: Tả một loại cây ăn quả hoặc cây bóng mát mà em yêu thích. (8 điểm)

8,0

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 4 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 22

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận