Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 năm 2022 – 2023

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 năm 2022 – 2023

Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 8 năm 2022 – 2023 bao gồm 67 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 lớp 8 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi lớp 8 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa học kì 2 đạt kết quả tốt.

Bộ đề thi giữa kì 2 lớp 8 năm 2022 – 2023

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 8 tập II, tr 19, NXBGD năm 2007)

Câu 1 (0,5 điểm) : Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?

Câu 2 (1,0 điểm) : Câu thơ thứ hai thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 3 (1,0 điểm) : Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ viết “Khi con tu hú gọi bầy”, kết thúc bài thơ là “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”, theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?

Câu 4 (0,5 điểm) : Nêu ý nghĩa của bài thơ ?

II. LÀM VĂN ( 7 ,0 điểm)

Câu nói của M. Go-rơ-ki : “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì ?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 8

Câu

Nội dung

Điểm

I. ĐỌC – HIỂU

3,0

1

– Bài thơ được sáng tác vào tháng 7/1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu.

– Thể thơ lục bát.

0,25

0,25

2

– Kiểu câu cảm thán.

– Vì:

+ Có từ ngữ cảm thán “ôi”, cuối câu kết thúc bằng dấu chấm than.

+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật trữ tình: đau khổ, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do.

0,25

0,25

0,5

3

Việc lặp lại tiếng chim tu hú có ý nghĩa:

– Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.

– Nhấn mạnh tiếng chim tu hú là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với người tù cách mạng Tố Hữu.

– Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, hối thúc, giục giã như thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi khiến cho người tù cảm thấy hết sức đau khổ, ngột ngạt, khao khát thoát khỏi cuộc sống giam cầm về với tự do, với đồng đội. Đây là tiếng gọi của tự do.

(Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý)

0,25

0,25

0,5

4

HS trả lời theo ghi nhớ SGK Ngữ văn 8 – tập hai – tr20.

0,5

II. LÀM VĂN

* Về hình thức :

– Đảm bảo bố cục bài văn ba phần ;

– Sử dụng đúng kiểu văn bản nghị luận có sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm ;

– Chuẩn từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5

* Về nội dung : HS đảm bảo những yêu cầu sau :

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận : câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

0,5

2. Thân bài

a. Giải thích

– Sách là nguồn tri thức vô tận của con người, là phương tiện lưu trữ tri thức,lịch sử, văn hóa từ hàng nghìn đời nay nhằm giúp cho thế hệ sau này có tài liệu tìm hiểu, mở mang hiểu biết.

– Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân.

→ Câu nói khuyên nhủ con người trân trọng sách, cố gắng học tập và tiếp thu những tinh hoa quý báu từ sách vở.

b. Phân tích

– Sách là công cụ, phương tiện lưu trữ tri thức của con người, con người có thể tìm kiếm bất cứ thông tin, lĩnh vực nào từ sách.

– Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sách khác nhau, mỗi người hãy là những độc giả thông minh, lựa chọn ra những cuốn sách phù hợp với bản thân mình.

– Sách có giá trị to lớn nên mỗi người hãy cố gắng, chăm chỉ đọc sách để tích lũy kiến thức và hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng là tầm quan trọng của sách vở đối với đời sống con người.

d. Phản biện

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác… những người này khó có được thành công trong cuộc sống.

5,0

1,5

1,5

1,0

1,0

3. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề nghị luận : ý kiến Sách là người bạn lớn của con người

– Rút ra bài học cho bản thân.

0,5

* Sáng tạo trong cách trình bày, thể hiện sự hiểu biết về đối tượng, biết kết hợp yếu tố miêu tả,…

0,5

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021 - 2022

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 8

STT

Kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ (%)

Thời gian (p)

Tỉ lệ (%)

Thời gian (p)

Tỉ lệ (%)

Thời gian (p)

Tỉ lệ (%)

Thời gian (p)

Số câu hỏi

Thời gian (p)

1

Đọc hiểu

10

5

10

10

10

5

4

20

30

2

Viết bài văn nghị luận

5

5

15

15

35

35

15

15

1

70

70

Tổng

15

10

25

25

45

40

15

15

7

90

100

Tỉ lệ %

15

25

45

15

100

100

100

Tỉ lệ chung

40

60

100

100

Đề thi giữa kì 2 Toán 8

Ma trận đề thi giữa kì 2 Toán 8

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Nhận biết được phương trình bậc nhất 1 ẩn

Vận dụng được cách giải phương trình dạng ax + b = 0 để giải bài tập.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 1

0.25đ

2.5%

Bài 1abd

1.75đ

17.5%

4 câu

2.0đ

20%

2. Tập nghiệm của phượng trình bậc nhất

Hiểu được một số là nghiệm của phương trình khi thỏa mãn VT=VP.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 2,3,4,5

1.0đ

10%

4 câu

1.0đ

10%

3. Phương trình tích

Giải được bài tập đơn giản phương trình dạng phương trình tích

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 13

0.25đ

2.5%

Bài 1c

0.75đ

7.5%

2 câu

1.0đ

10%

4. Phương trình chứa ẩn ở mẫu

Tìm được ĐKXĐ của phương trình chứa ẩn ở mẫu

Vận dụng được cách giải phương trình chưa ẩn ở mẫu

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 6;7

0.5đ

5%

Bài 1e

1.0đ

10%

3 câu

1.5đ

15%

5. Định lí Ta – lét và hệ quả của định lí Ta – lét

Nhận biết đoạn thẳng tỉ lệ

Hiểu được định lí Ta-lét và hệ quả của định lí Ta-lét

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 8;12

0.5đ

5%

Câu 10;11

0.5đ

5%

4 câu

1.0đ

10%

6. Tính chất đường phân giác của tam giác

Hiểu được tính chất đường phân giác của tam giác

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 9;15

0.5đ

5%

2 câu

0.5đ

5%

7. Các trường hợp đồng dạng của tam giác

Biết được tỉ số đồng dạng của hai tam giáctừ đó liên hệ đến tỉ số chu vi, đường cao,…

Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải bài tập

Vận dụng được các trường hợp đồng dạng của tam giác vào giải bài tập

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 14;16

0.5đ

5%

Bài 2a

0.75đ

7.5%

Bai 2b

1.75đ

17.5%

4 câu

3.0đ

30%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ %

5 câu

1.25đ

12.5%

10 câu

2.5đ

25%

1 câu

0.25đ

2.5%

5 câu

3.25đ

32.5%

2 câu

2.75đ

27.5%

23 câu

10đ

100%

Xem thêm:  Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2022 - 2023

Đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 8

Câu 1 (2,0 điểm) Cho biểu thức: A=\frac{3}{3-x}-\frac{1}{x+3}+\frac{2 x}{x^{2}-9} \quad (với x \neq 3x \neq-3 ).

a. Rút gọn biểu thức A

b. Tính Q=x^{2}-7 x+2021 biết x thỏa mãn A=-\frac{1}{2}

Câu 2 ( 2,0 điểm) Giải các phương trình sau:

a. (x-2)(2 x-1)=5(2-x)

b. \frac{x+5}{x-5}-\frac{x-5}{x+5}=\frac{x(x+25)}{x^{2}-25}

Câu 3 (2,0 điểm). Giải bài toán bằng cách lập phương trình:

Một xe máy dự định đi từ A đến B với vận tốc 35km/h. Nhưng khi đi được một nửa quãng đường AB thì xe bị hỏng nên dừng lại sửa 15 phút, để kịp đến B đúng giờ người đó tăng vận tốc thêm 5km/h trên quãng đường còn lại. Tính độ dài quãng đường AB.

Câu 4 (3,5 điểm) Cho hình bình hành ABCD có AC>BD). Vẽ \mathrm{CE} \perp \mathrm{AB} tại \mathrm{E} ; \mathrm{CF} \perp \mathrm{AD} tại F; \mathrm{BH} \perp \mathrm{AC} tại H

a. CMR: A B \cdot A E=A C \cdot A H

b. CMR:\Delta \mathrm{CBH} \sim \Delta \mathrm{ACF}

c. Tia BH cắt đường thẳng CD tại Q; cắt cạnh AD tại K . \mathrm{CMR}: \mathrm{BH}^{2}=\mathrm{HK} . \mathrm{HQ}

Câu 5: (0,5 điểm) Giải phương trình sau:

(x2 + 9) (x2 + 9x) = 22(x-1)2

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 8 môn Toán

Câu 1:

a. \triangle=\frac{3}{3-x}-\frac{1}{x+3}+\frac{2 x}{x^{2}-9} \quad( với x \neq 3 và x \neq-3).
A=\frac{-2}{x-3} \quad (với x \neq 3 và x \neq-3 ).

b. Với \mathrm{A}=-\frac{1}{2} \Rightarrow \frac{-2}{\mathrm{x}-3}=-\frac{1}{2} \Rightarrow \mathrm{x}=7(\mathrm{TM})

Thay vào Q ta được: \mathrm{Q}=2021

Vậy Q=2021 khi A=-\frac{1}{2}

Câu 2

a. (x-2)(2 x-1)=5(2-x)

\begin{aligned}
&\Leftrightarrow(x-2)(2 x-1+5)=0 \\
&\Leftrightarrow(x-2)(2 x+4)=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}
x=2 \\
x=-2
\end{array}\right.
\end{aligned}

Vậy S{-2 ; 2}

b. \frac{x+5}{x-5}-\frac{x-5}{x+5}=\frac{x(x+25)}{x^{2}-25}(1) \quad

Đk:\left\{\begin{array}{l}x \neq 5 \\ x \neq-5\end{array}\right.

(1) \Leftrightarrow \frac{(x+5)(x+5)}{(x-5)(x+5)}-\frac{(x-5)(x-5)}{(x-5)(x+5)}=\frac{x(x+25)}{(x-5)(x+5)}

\Rightarrow x^{2}+5 x=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}
x=0(\mathrm{TM}) \\
x=-5(\mathrm{KTM})
\end{array}\right.

Vậy S=0

……………

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 8

Đề thi giữa kì 2 Sử 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Theo Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) triều đình Huế đã chính thức thừa nhận cho Pháp

A. 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
B. 6 tỉnh Nam Kì.
C. thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
D. nền bảo hộ của Pháp đối với Bắc Kì.

Câu 2: “Cần vương” có nghĩa là

A. giúp vua cứu nước.
B. những điều bậc quân vương cần làm.
C. đứng lên cứu nước.
D. chống Pháp xâm lược.

Câu 3. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho pháp.
C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm hiệp ước 1874 giao thiệp với nhà Thanh.

Câu 4: Nguyên nhân cơ bản nhất nào sau đây biến nước ta trở thành thuộc địa của Pháp?

A. Nhân dân ta không kiên quyết chống Pháp .
B. Vũ khí của nhân dân còn thô sơ.
C. Chính sách bảo thủ của triều đình Huế.
D. Lực lượng của Pháp đông.

Câu 5: Mở đầu cuộc xâm lược nước ta, sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà vì

A. vũ khí của quân ta mạnh hơn quân Pháp.
B. Pháp không liên kết với quân Tây Ban Nha.
C. quân ta anh dũng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương.
D. Pháp thực hiện âm mưu đánh chắc, tiến chắc.

Câu 6: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, tính chất cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm những nhiệm vụ nào?

A. Chống thực dân Pháp xâm lược.
B. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
C. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình.
D. Chống sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn.

II. TỰ LUẬN ( 7,0 điểm )

Câu 7: (2,5 điểm)

Trình bày duyên cớ và diễn biến việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882).

Câu 8: (2,0 điểm)

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Xem thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 8 năm 2022 - 2023

Câu 9 (1,5 điểm)

Em hãy so sánh thái độ, hành động của nhân dân và triêu đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất.

Câu 10: (1,0 điểm)

Hãy nhận xét về nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 8

Phần/Câu

Đáp án

Điểm

Phần I: Trắc nghiệm

(3,0 điểm)

Câu 1 B 0,5 điểm
Câu 2 A 0,5 điểm
Câu 3 D 0,5 điểm
Câu 4 C 0,5 điểm
Câu 5 C 0,5 điểm
Câu 6 B 0,5 điểm

Phần II: Tự luận

(7,0 điểm)

Câu 7

* Duyên cớ:

– Thực dân Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp.

* Diễn biến:

– Ngày 3-4-1882, quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.

– Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.

– Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng vẫn thất bại, Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.

– Sau đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

1,0 điểm

1,5 điểm

Câu 8

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

– Quy mô, địa bàn hoạt động : rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

– Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

– Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

– Phương thức tác chiến : tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

– Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 9

So sánh thái độ, hành động của nhân dân và triêu đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất:

Thái độ

Hành động

Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì

Kiên quyết chống giặc

Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

Triều đình

Không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết.

– Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì.

– Làm thất thủ thành Hà Nội.

– Kí Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874).

1,0 điểm

0,5 điểm

Câu 10

Nhận xét nội dung Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước 1862:

So với Hiệp ước 1862, thì hiệp ước 1874 làm ta mất thêm ba tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam

1,0

Tổng cộng

10,0

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Sử 8

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

CỘNG

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc

– Nêu được:

+ Nội dung của hiệp ước Giáp Tuất 1874

+ Cái cớ để để tấn công Bắc Kì lần thứ hai của Pháp.

– Trình bày được duyên cớ và diễn biến việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai 1882.

So sánh được về thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2.

Nhận xét được về nội dung hiệp ước 1874 so với 1862.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2 (C1,3)

1

1(C7)

2,5

1(C9)

1,5

1(C10)

1

5

6

60%

2. Cuộc kháng chiến từ 1858-1873

– Hiểu được:

+ Nguyên nhân cơ bản nhất biến nước ta trở thành thuộc địa của Pháp.

+ Giải thích được vì sao trong 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

So sánh được tính chất cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2(C4,5)

1

1(C6)

0,5

3

1,5

15%

3. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Nêu được khái niệm về Cần Vương

Giải thích được cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1(C2)

0,5

1(C8)

2

2

2,5

25%

T. số câu

T.số điểm

Tỉ lệ

4

4

40%

3

3

30%

2

2

20%

1

1

10%

10

10

100%

………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 lớp 8

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận