Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021 – 2022

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021 – 2022

Đề thi Ngữ văn 8 học kì 2 năm 2021 – 2022 mang đến cho các bạn 5 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức làm quen với cấu trúc đề thi.

Đề thi Văn lớp 8 học kì 2 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 cũng là tư liệu hữu ích dành cho quý thầy cô tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm một số đề thi học kì 2 lớp 8 như: đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 8, đề thi học kì 2 Toán 8, đề thi học kì 2 Sinh học 8, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 8.

Đề thi Văn lớp 8 học kì 2 năm 2021 – 2022 – Đề 1

Ma trận đề thi cuối học kì 2 Văn 8

Mức độ

Tên

chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chủ đề 1

Văn bản

– Chép đoạn văn.

– Phân tích hiệu quả dùng từ, ngữ điệu.

.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:0,5

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ:10%

Số câu:0,5

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ:10%

Số câu 1

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ:20%

Chủ đề 2

Tiếng Việt

– Nhớ đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu

– Hiểu và giải thích kiểu câu.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu 0,5

Số điểm:1.0

Tỉ lệ:10%

Số câu 0,5

Số điểm 1.0

Tỉ lệ:10%

Số câu 1

Số điểm:2.0

Tỉ lệ:20%

Chủ đề 3

Tập làm văn

– Văn nghị luận

-Viết bài văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu 1

Số điểm:6.0

Tỉ lệ:60%

Số câu 1

Số điểm:6.0

Tỉ lệ:60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu 1

Số điểm:2.0

Tỉ lệ:20%

Số câu 1

Số điểm 2.0

Tỉ lệ:20%

Số câu 1

Số điểm:6.0

Tỉ lệ:60%

Số câu 3

Số điểm:10

Tỉ lệ:100%

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8

Câu 1: (2 điểm)

Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn có một đoạn văn nói rất cảm động về tấm lòng yêu nước căm thù giặc của vị chủ tướng. Đó là đoạn nào? Hãy chép lại chính xác đoạn văn đó theo bản dịch của sách giáo khoa. Phân tích hiệu quả của việc dùng từ ngữ, giọng điệu trong đoạn văn.

Câu 2: (2 điểm)

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.

“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 3: (6 điểm)

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022 - 2023

Nhiều người chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học” Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên./

Đáp án đề thi Ngữ văn 8 học kì 2

Câu 1: (2 điểm)

– Chép chính xác đoạn văn sau: (0,5 điểm)

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

(Sai 3 lỗi chính tả trừ 0,25đ)

– (1,0 điểm) Cách sử dụng câu văn biền ngẫu (0,5đ) các động từ mạnh kết hợp với việc sử dụng điển cố thể hiện lòng căm thù sôi sục sâu sắc của vi chủ tướng đối với quân giặc. (0,5đ)

Câu 2: (2 điểm)

a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán (1 điểm)

Câu cảm thán là câu có chứa các từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào…(0,5đ) dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.(0,5đ)

* Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

b. Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay! (0,5 điểm)

– Các câu trên là câu cảm thán vì chúng chứa các từ ngữ cảm thán: than ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than. (0,5 điểm)

Câu 3: (6 điểm)

a. Yêu cầu về kĩ năng:

– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày đúng chính tả, ngữ pháp.

b.Yêu cầu về kiến thức:

* Vận dụng kĩ năng lập luận vào bài viết để làm nổi bật vấn đề: Học luôn đi với hành, lý thuyết luôn đi với thực hành thực tế, phê phán lối học chỉ cốt lấy danh…

– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt một số ý cơ bản sau:

Mở bài (1 điểm):

– Nêu xuất xứ La Sơn Phu Tử trong “Bàn luận về phép học” đã nêu “Theo điều học mà làm” (0,5đ)

– Khái quát lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của chúng ta.(0,5đ)

Thân bài (4 điểm):

a. (1 đ): giải thích học là gì:

– Học là tiếp thu kiến thức đã được tích luỹ trong sách vở, học là nắm vững lý luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm … nói chung là trau dồi kiến thức mở mang trí tuệ.(0,5đ)

– Hành là: Làm là thực hành, ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đời sống.

Học và hành có mối quan hệ đó là hai công việc của một quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ.(0,5đ)

b. (1,5đ): Tại sao học đi đôi với hành:

Tức là học với hành phải đi đôi không phải tách rời hành chính là phương pháp.

– Nếu chỉ có học chỉ có kiến thức, có lý thuyết mà không áp dụng thực tế thì học chẳng để làm gì cả vì tốn công sức thì giờ vàng bạc…(0,75đ)

– Nếu hành mà không có lý luận chỉ đạo lý thuyết soi sáng dẫn đến mò mẫm sẽ lúng túng trở ngại thậm chí có khi sai lầm nữa, việc hành như thế rõ ràng là không trôi chảy….(Có dẫn chứng).(0,75đ)

Xem thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 8 năm 2021 - 2022

c. (1,5đ): Người học sinh học như thế nào:

– Động cơ thái độ học tập như thế nào: Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè, học trong cuộc sống (0,5đ); Luyện tập như thế nào: Chuyên cần, chăm chỉ…. (0,25đ)

– Tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ mỹ mãn, lối học hình thức.(0,5đ) Cần học suốt đời, khoa học càng tiến bộ thì học không bao giờ dừng lại tại chỗ.(0,25đ)

Kết bài (1 điểm):

– (0,5đ) Khẳng định “Học đi đôi với hành” đã trở thành một nguyên lý, phương châm giáo dục đồng thời là phương pháp học tập.

– (0,5đ) Suy nghĩ bản thân.

…………

Đề thi Văn lớp 8 học kì 2 năm 2021 – 2022 – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 8

Nội dung

Mức độ cần đạt

Cộng

Chủ đề

Nguồn ngữ liệu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

I. ĐỌC – HIỂU

Ngữ liệu: Đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ

– Nhận biết được tác giả, tác phẩm; phương thức biểu đạt chính

– Nêu dược thành phần câu

Hiểu được nội dung của đoạn văn

Số câu

3

1

4

Số điểm

2 điểm

1,0 điểm

3,0 điểm

Tỉ lệ

20 %

10 %

30 %

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Viết bài văn nghị luận về nêu suy nghĩ về hiện tượng ăn quà của học sinh.

.

Viết được bài văn nghị luận chứng minh

Số câu

1

1

Số điểm

7,0 điểm

7,0 điểm

Tỉ lệ

70 %

70 %

Tổng số

Số câu

3

1

1

5

Số điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

7,0 điểm

10,0 điểm

Tỉ lệ %

20 %

10 %

70 %

100 %

Đề thi học kì 2 Văn 8

PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!”

(Hướng dẫn học Ngữ văn 7, tập 2, trang 54)

Câu 1 (1,0 điểm) : Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

Xem thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 8 năm 2022 - 2023

Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 3 (0,5 điểm): Câu “ Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!” thì cụm từ:” Trong đời sống của mình” là thành phần gì của câu?

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích trên.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)

Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong học đường hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên .

Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn

*Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu

Yêu cầu cần đạt

Điểm

Câu 1

Văn bản : “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

-Tác giả:Phạm Văn Đồng

1.0

Câu 2

-Phương thức biểu đạt:Nghị luận (chứng minh)

0.5

Câu 3

Cụm từ xác đinh:Trạng ngữ

0.5

Câu 4

-Nội dung chính của đoạn trích :

Sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.

1.0

*Phần II:Tạo lập văn bản: 7 điểm

Câu

Yêu cầu cần đạt

Điểm

1. Yêu cầu về hình thức:

– Đúng kiểu bài nghị luận về một hiện tượng xã hội .

– Bố cục mạch lạc , luận điểm rõ ràng , lập luận chặt chẽ .

– Chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả .

– Diễn đạt lưu loát , đúng ngôn ngữ văn nghị luận .

0.5

2. Yêu cầu về nội dung:

HS có thể trình bày theo nhiều cách , nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:

a-Mở bài:

-Dẫn dắt , giới thiệu vấn đề: Hiện tượng ăn quà vặt của học sinh hiện nay.

b-Thân bài:

* Thực trạng của việc ăn quà vặt ở học sinh :

+ Hiện tượng học sinh ăn quà diễn ra phổ biến ở các trường từ cấp 1,2,3.

+Học sinh ăn quà ở sân trường , trong lớp , hành lang…….

+Học sinh ăn quà lúc đầu giờ, ra chơi, tan học , trong giờ học ..

+Các quán bán hàng ở cổng trường mọc lên như nấm .

* Tác hại :

+ Quà vặt không đảm bảo vệ sinh ATTP ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Ăn quà dẫn đến vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường , mất mĩ quan trường học

+ Tốn tiền, nói dối , trộm cắp , ảnh hưởng đến đạo đức , lối sống

+ La cà hàng quán dễ bị kẻ xấu rủ rê mắc vào tệ nạn xã hội

* Nguyên nhân :

+ Do hs chưa có ý thức thực hiện nội qui nhà trường , chưa hiểu hết tác hại của việc ăn quà vặt .

+Bị bạn bè xấu rủ rê.

+ Phụ huynh có thói quen cho con tiền ăn sáng , tiêu vặt,

+ Nhà trường chưa quản lí chặt chẽ ,chưa xử lí nghiêm minh học sinh ăn quà vặt

+ Chính quyền địa phương chưa giải tán triệt để các quán bán hàng ở cổng trường học .

* Giải pháp

+ HS phải có ý thức chấp hành nghiêm nội qui nhà trường.

+Phụ huynh quản lí chặt tiền, cho con ăn sáng ở nhà , phân tích cho con hiểu tác hại của việc ăn quà vặt …

+ Nhà trường quản lí hs chặt chẽ , xử lí nghiêm minh học sinh ăn quà.

+ Giải tán các quán bán hàng ở khu vực cổng trường .

c- Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề: Khẳng định lại tác hại của việc hs ăn quà vặt.

– Rút ra bài học cho bản thân và các bạn.

1.0

4.5

1.0

Lưu ý: Trên đây là phần gợi ý, giáo viên có thể linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể để đánh giá và chấm điểm.

…………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 2 Văn 8

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận