Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 22

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 22

TOP 6 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 theo Thông tư 22 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận 4 mức độ kèm theo. Qua đó, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh theo Thông tư 22.

Với 6 đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4, còn giúp các em học sinh lớp 4 luyện giải đề thật nhuần nhuyễn, để ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em tải 6 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4:

Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2021 – 2022 – Đề 1

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022

TT Mạch kiến thức Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL

1

– Đọc hiểu văn bản

+ Hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản

Số câu

1

1

1

3

Câu số

1

2

3

Số điểm

1

1

1

3

2

– Kiến thức Tiếng Việt

+ Cấu tạo của câu

+ Các kiểu câu

+ Từ láy, từ ghép

Số câu

1

1

1

1

4

Câu số

4

5

7

6

Số điểm

1

1

1

1

4

Tổng số câu

2

2

1

1

1

7

Tổng số điểm

2

2

1

1

1

7

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022

UBND HUYỆN…….
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) – (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Xem thêm:  Đề cương ôn thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 4 năm 2022 - 2023

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ)

A. Miền Bắc.
B. Miền Nam.
C. Miền Trung.

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà 
B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ)

A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

Câu 5. Câu Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này là kiểu câu: (1 đ)

A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?

Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ)

A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.
C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1 . Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm)

2 .Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

  • HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 – tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25.
  • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm):

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C C A A B
Điểm 1 1 1 1 1 1

Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả: (2,0 điểm)

  • Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm)
  • Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.

2. Tập làm văn: (8,0 điểm)

* Bài văn đảm bảo các mức như sau:

  • Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm)
  • Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 – 15 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (3 điểm)
  • Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. (3 điểm)
Xem thêm:  Bộ đề ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 - 2023

Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.

Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2021 – 2022 – Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021 – 2022

STT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng số

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

* Đọc hiểu văn bản

– Biết nêu nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật và chi tiết trong bài Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu.

– Nêu được cảm nhận và bày tỏ tình cảm qua bài đọc.

Số câu

2

2

1

1

6

Câu số

1,2

3,4

5

6

Số điểm

2

*Kiến thức tiếng Việt

Xác định được câu kể Ai là gì?, Ai làm gì?

– Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

– Hiểu và định nghĩa được từ “lạc quan”

Vận dụng kiến thức đã học viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai làm gì?.

Số câu

1

1

1

1

4

Câu số

7

8

9

10

Số điểm

0,5đ

0,5đ

1

Tổng số câu

3

3

2

2

10

Tổng số điểm

1,5đ

1,5đ

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022

Trường Tiểu học …………..
Lớp: …..
Họ và tên học sinh: ……………………………

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2021 – 2022
MÔN: TIẾNG VIỆT 4

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm – 35 phút)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

Trích trong quyển Cẩm nang đội viên

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và viết câu trả lời của em:

Câu 1: (M1- 0,5 điểm) Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng khi chị bao nhiêu tuổi?

A. Mười một tuổi. 
B. Mười hai tuổi.
C. Mười ba tuổi.
D. Mười bốn tuổi.

Câu 2: (M1- 0,5 điểm) Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào?

A. Chị luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
B. Chị đã tham gia hoạt động cách mạng cùng anh trai.
C. Chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước.
D. Chị tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước.

Xem thêm:  Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 4 năm 2021 - 2022

Câu 3: (M2-0,5 điểm) Khi bị giam trong ngục, thái độ của chị Sáu như thế nào?

A. Lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước.
B. Không sợ chết, quát vào mặt bọn giặc Pháp.
C. Vui vẻ ngắt một bông hoa ướt đẫm sương đêm cài lên tóc.
D. Nhìn trời bao la và cất cao giọng hát.

Câu 4: (M2-0,5 điểm) Vì sao bọn giặc Pháp phải lén lút đem chị đi thủ tiêu?

A. Vì sợ bị phục kích.
B. Vì sợ người dân phản đối.
C. Vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối.
D. Vì sợ chị Sáu thoát thân.

Câu 5: (M3-1 điểm) Nêu cảm nhận của em khi đọc bài “Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu”

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 6: (M4-1 điểm) Là một học sinh, em sẽ làm gì để đền đáp công lao của những người có công với cách mạng như chị Võ Thị Sáu?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 7: (M1- 0,5 điểm) Nối câu ở cột B phù hợp với kiểu câu ở cột A:

Câu 7

Câu 8: (M2- 0,5 điểm) Hãy cho biết nghĩa của từ “lạc quan” là gì?

A. Luôn sống vui vẻ, thoải mái.
B. Luôn buồn bã, lo âu.
C. Không biết buồn phiền.
D. Cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp.

Câu 9 (M3-1 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước.

– Trạng ngữ:…………………………………………………………………………

– Chủ ngữ:…………………………………………………………………………..

– Vị ngữ:…………………………………………………………………………….

Câu 10: (M4 -1 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (3-5 câu) nói về người yêu nước, dũng cảm mà em biết. Trong đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả Nghe – viết (2 điểm – 15 phút)

Bài “Con chuồn chuồn nước” (sách TV4 – tập 2/127), đoạn từ “Ôi chao … lướt nhanh trên mặt hồ.”.

II. Tập làm văn: (8 điểm – 35 phút)

Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi ở nhà (hoặc ở nhà bạn em) mà em thích.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022

I. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

  • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc thầm bài: “Câu chuyện về chị Võ Thị Sáu” trả lời các câu hỏi và làm các BT sau:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 8

Đáp án

B

C

A

C

D

Số điểm

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 5: (1 điểm) Gợi ý: Chị Sáu là người con gái kiên cường, là tấm gương lạc quan yêu đời, luôn tin tưởng vào thắng lợi cách mạng.

Câu 6: (1 điểm) Gợi ý: Để đền đáp công lao ấy em luôn ra sức học tập, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Tích cực thăm viếng, dọn vệ sinh tượng đài liệt sĩ của xã nhà.

Câu 7: (0,5 điểm) 1-c ; 2-b (Nối đúng 1 câu được 0,25 điểm)

Câu 9: (1 điểm) – Trạng ngữ: Trong ngục giam – Chủ ngữ: chị

– Vị ngữ: vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước.

Câu 10 (1 điểm) VD: Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người thông minh, dũng cảm, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đó là tấm gương sáng để chúng em noi theo.

I. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1. Chính tả: (2 điểm)

  • Tốc độ viết đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, sạch đẹp: 1điểm
  • Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm

2. Tập làm văn: (8 điểm)

TT

Điểm thành phần

Mức điểm

1,5

1

0,5

0

1

Mở bài (1 điểm)

2

Thân bài (4 điểm)

Nội dung (1,5 điểm)

Kĩ năng (1,5 điểm)

Cảm xúc (1 điểm)

3

Kết bài (1 điểm)

4

Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

5

Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

6

Sáng tạo (1 điểm)

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận