Bài tập về công cơ học lớp 8

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Các dạng bài tập về công cơ học lớp 8 “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Chuyên đề Vật lý lớp 8: Công cơ học được pgdtxhoangmai.edu.vn sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.Bạn đang xem: Bài tập về công cơ học lớp 8

A. Lý thuyết

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Khi nào có công cơ học

Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực. Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố:

+ Lực tác dụng vào vật.

+ Độ chuyển dời của vật.

Ví dụ:

– Khi kéo một chiếc vali di chuyển trên mặt sàn nằm ngang, khi va li chuyển động, lực kéo F→ và lực ma sát Fms→ có thực hiện công nhưng trọng lực P→ và lực nâng N→ thì không thực hiện công.

Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hút của Trái Đất. Lực hút này có phương vuông góc với phương chuyển động của vệ tinh nên lực này không sinh công.

2. Công thức tính công cơ học

Công thức: A = F.s

Trong đó: A là công của lực F

F là lực tác dụng vào vật (N)

S là quãng đường vật dịch chuyển (m)

Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1 N.m

Lưu ý:

+ Công thức trên chỉ đúng khi vật chuyển dời theo phương của lực.

+ Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không.

+ Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính theo công thức khác và nhỏ hơn F.s.

+ Đơn vị kW.h cũng là đơn vị của công cơ học:

1 kW.h = 3600000 J

B. Trắc nghiệm

Bài 1: Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.

A. Khi có lực tác dụng vào vật.

B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.

C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.

D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.

Đáp án hướng dẫn giải

Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực

⇒ Đáp án C

Bài 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học?

Xem thêm:  Cách nâng điểm Ngọc Tái Tổ Hợp mùa 8 cho từng vị trí trong Liên

A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.

C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.

D. Quả nặng rơi từ trên xuống.

Đáp án hướng dẫn giải

Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động ⇒ Lực kéo

Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên ⇒ Lực căng

Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang ⇒ Lực kéo của động cơ

Quả nặng rơi từ trên xuống ⇒ Trọng lực

⇒ Đáp án D

Bài 3: Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:

A. A = F/s

B. A = F.s

C. A = s/F

D. A = F -s

Đáp án hướng dẫn giải

Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là A = F.s

⇒ Đáp án B

Bài 4: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học?

A. Một người đang kéo một vật chuyển động.

B. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn.

C. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

D. Máy xúc đất đang làm việc.

Đáp án hướng dẫn giải

Trường hợp hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn

⇒ Đáp án B

Bài 5: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.

B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.Xem thêm: Trắc Nghiệm Sinh Học 12 Bài Tập Trắc Nghiệm Đột Biến Số Lượng Nhiễm Sắc Thể

C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.

D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.

Đáp án hướng dẫn giải

Công cơ học được tính bởi công thức: A = F.s ⇒ Công cơ học tỉ lệ thuận với lực F.

Trong trường hợp trên, ta thấy khi đẩy xe đất từ A đến B có lực đẩy lớn hơn khi đẩy xe không từ B về đến A ⇒ Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.

⇒ Đáp án B

Bài 6: Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 900 khi kéo vật lên cao như hình vẽ.

A. Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển.

B. Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật.

Xem thêm:  Top 45+ các phong cách thiết kế nội thất 2021 - DNU Decor

C. Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc.

D. Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính.

Đáp án hướng dẫn giải

Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật.

Lực thực hiện công ở đây là lực căng dây.

⇒ Đáp án B

Bài 7: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

A. 300 kJ

B. 250 kJ

C. 2,08 kJ

D. 300 J

Đáp án hướng dẫn giải

Thùng hàng có khối lượng là 2500 kg nghĩa là nó có trọng lượng:

P = 2500.10 = 25000N.

Công thực hiện khi nâng thùng hàng lên độ cao 12 m là:

A = F.s = 25000.12 = 300000 J = 300 kJ

⇒ Đáp án A

Bài 8: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 7500 N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km.

A. A = 60000 kJ

B. A = 6000 kJ

C. Một kết quả khác

D. A = 600 kJ

Đáp án hướng dẫn giải

Đổi 8 km = 8000 m

Công của lực kéo là:

ADCT: A = F.s = 7500.8000 = 6.107 J = 60000 kJ

⇒ Đáp án A

C. Câu hỏi tự luận

Bài 1: Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30 km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến C với vận tốc nhỏ hơn trước 10 km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đàu tàu không đổi là 40000 N.

Đáp án hướng dẫn giải

Ta có: S1 = v1.t1 = 30. 1/4 = 7,5 km

S2 = v2.t2 = 20. 1/2 = 10 km

S = S1 + S2 = 7,5 + 10 = 17,5 km = 17500 m

A = F.s = 40000.17500 = 700 000 000 J

Bài 2: Một vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là 2,1 m. Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng thì trên Mặt Trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét? Biết rằng lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt Trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng 6 lần và ở trên Mặt Trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trụ nặng bằng 6/5 thân thể người đó.

Đáp án hướng dẫn giải

Gọi trọng lượng của người đó ở trên Trái Đất là P

Trọng lượng của người đó và bộ áo giáp trên Mặt Trăng là:

Khi nhà du hành vũ trụ nhảy trên mặt đất: A = P.h (1)

Xem thêm:  Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 1 (Cả năm)

Khi nhà du hành vũ trụ nhảy trên Mặt Trăng:

Từ (1) và (2) ta có:

Câu 3. Một máy bay trực thăng khi cất cánh thì động cơ tạo ra lực phát động F = 60000N. Sau 1,5 phút máy bay đạt độ cao 1200m. Tính công suất của động cơ máy bay. Câu 4. Một máy bay bơm nước có công suất 5kW bơm nước từ mặt đất lên bồn nước có dung tích 5000 lít đặt trên sân thừng một tòa nhà cao tầng. Trong thời gian 20 phút nước đầy bồn. Biết hiệu suất của máy bơm là 60%; TLR của nước là 104 N/m3. Tính độ cao của tòa nhàCâu 5. Một vận động viên thể dục thể hình, mỗi ngày phải tập 3 lượt mỗi lượt có 8 động tác nâng một quả tã đĩa nặng 80 kg từ mặt đất lên khỏi đầu, trọng tâm của tạ lên tới độ cao 2,1 mét, so với mặt đất. Đĩa tạ có đường kính 40cm, và mỗi động tác được thực hiện mỗi ngày và công suất trong mỗi động tác.Câu 6. Một người đi xe đạp chuyển động đều trên đường nằm ngang với lực kéo là F = 10N và sản ra công suất trung bình là P1 = 40Wa) Tính vận tốc chuyển động của xe đạp trên đường năm ngang. b) Người này đạp xe lên một đoạn dốc 3%. Muốn duy trì vận tốc như cũ thì người này phải sản ra công suất P2 = 112 W. Cho biết khối lượng xe đạp là 12 kg, lực cản chuyển động của xe không đổi. Tính khối lượng của của người. ………………………….Xem thêm: Giải Vật Lí 8 Bài 8 Áp Suất Chất Lỏng Bình Thông Nhau, Giải Sbt Vật Lí 8 Bài 8: Áp Suất Chất LỏngVới chuyên đề: Công cơ học trên đây chúng ta có thể hiểu rõ về khái niệm công cơ học, công thức tính công cơ học

pgdtxhoangmai.edu.vn giới thiệu tới các bạn Công cơ học được pgdtxhoangmai.edu.vn biên soạn tóm tắt các ý chính trong Lý 8 bài 13: Công cơ học giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn bài cũng như nắm chắc kiến thức bài học từ đó vân dụng giải bài tập.

Trên đây pgdtxhoangmai.edu.vn đã đưa tới các bạn Công cơ học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, pgdtxhoangmai.edu.vn xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà pgdtxhoangmai.edu.vn tổng hợp và đăng tải.

Tham khảo thêmĐánh giá bài viết 3 10.145 Chia sẻ bài viết Tải bản in 0 Bình luận Sắp xếp theo Mặc định Mới nhất Cũ nhất Chuyên đề Vật lý 8 Giới thiệu Chính sách Theo dõi chúng tôi Tải ứng dụng Chứng nhận meta.vn. Giấy phép số 366/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp.