Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học

Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn cùng tham khảo.

Việc dùng các từ thay thế hay cụm từ thay thế nhằm tránh lặp lại từ nhiều lần, làm cho cho văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết. Qua đó giáo viên sẽ đánh giá cao kỹ năng viết văn của các bạn. Ngoài ra các bạn xem thêm cách viết đoạn văn nghị luận 200 chữ , cách làm bài văn nghị luận văn học .

Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học

1. Thay thế từ trong tác phẩm

Từ thay thế

Các từ được thay thế

Tác phẩm
  • Những trang văn, trang thơ
  • Đứa con tinh thần của người nghệ sĩ
  • Chìa khóa mở cửa tâm hồn
  • Bài thơ, câu chuyện
  • Tuyệt tác văn chương
  • Áng văn, áng thơ
  • Thi phẩm
  • Công trình sáng tạo nghệ thuật
  • Sản phẩm lao động nghệ thuật
Tác giả
  • Người sáng tác
  • Người sáng tạo
  • Nhà văn, nhà thơ
  • Thi sĩ, thi nhân
  • Văn nhân, người nghệ sĩ
  • Cây bút, người chắp bút, ngòi bút
  • Gọi bằng tên riêng (ví dụ Tô Hoài)
  • Gọi bằng tên Hiệu
  • Gọi bằng vị trí (ví dụ Xuân Diệu Ông hoàng thơ tình)
Người đọc
  • Người đồng sáng tạo cùng tác giả
  • Tri âm tri kỉ của nhà văn
  • Người giải mã tác phẩm
  • Người đối thoại với tác phẩm
  • Người giao tiếp với nhà thơ, nhà văn qua lớp ngôn từ
  • Người nối dài sức sống của tác phẩm
Con người
  • Loài người
  • Bản thể
  • Cá thể
  • Cộng đồng
  • Nhân loại
  • Người ta
Cảm xúc
  • Tâm tư tình cảm
  • Tâm tình
  • Tiếng nói nội tâm
  • Tiếng nói bên trong
  • Thế giới tâm hồn
Hoàn cảnh sáng tác
  • Tác phẩm ra đời trong
  • Chính là mãnh đất hiện thực màu mỡ để nhà văn, nhà thơ viết nên tác phẩm
  • Những vần thơ, trang truyện đã nãy nở từ trong…
Thời kì kháng chiến
  • Thời của chiến tranh bay trắng cả trời xanh
  • Trong không khí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
  • Thời của mưa bom đạn nổ
Phê phán, lên án
  • Tố cáo
  • Phanh phui
  • Mổ xẻ
  • Vạch trần
  • Phơi bày
  • Bày tỏ thái độ bất mãn
  • Bày tỏ thái độ căm phẫn
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 12: Dàn ý bài Những đứa con trong gia đình (6 Mẫu)

2. Các từ thay thế theo tên tác giả

STT

TÊN TÁC GIẢ

TỪ THAY THẾ

1

Kim Lân

  • Nhà văn của “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”;
  • Nhà văn tiền chiến, với thế giới người bé mọn;
  • Một cây bút truyện ngắn tài năng (GS, TS Trần Đăng Suyền);
  • Người con xứ Kinh Bắc;
  • Nhà văn của làng quê, ruộng đồng;
  • Nhà văn của gốc lúa nương dâu; …

2

Tô Hoài

  • Cây đại thụ của nền văn chương, một đời cần cù đi và viết;
  • Người con mảnh đất ven đô;
  • Hạt ngọc văn đàn Việt Nam;
  • Tô Hoài – một từ điển sống, một pho sách sống;
  • Nhà Hà Nội học;
  • Người bạn đường thân thiết của mọi lứa tuổi;
  • Một cây bút cự phách;…

3

Nguyễn Minh Châu

Người mở đường tinh anh và tài năng; Kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; Nhà văn suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người; Ngọn cờ đầu của nền văn học đổi mới; Người nhận thức thấu triệt về con người; Người dứt khoát vứt bỏ các nguyên tắc lí thuyết giáo điều trong văn nghệ đương thời; Nhà văn của những trăn trở tìm tòi hướng sáng tác mới; …

4

Nguyễn Tuân

  • Ông vua tùy bút;
  • Người phu chữ;
  • Một người “An Nam hoàn toàn”;
  • Con người rất mực tài hoa;
  • Người đi tìm và sáng tạo cái đẹp;
  • Con chiên của chủ nghĩa xê dịch;
  • Người săn tìm cái đẹp, cái thật;
  • Từng là một nhà duy mỹ có hạng, môn đệ trung thành của thuyết Nghệ thuật vị nghệ thuật;
  • Phù thủy ngôn từ;
  • Một diễn viên tay ngang;
  • Chuyên viên cao cấp tiếng việt;
  • Người thợ kim hoàn của chữ;…

5

Hoàng Phủ Ngọc Tường

  • Một cây bút đa tài;
  • Người con xứ Huế;
  • Nhà văn đi cùng những dòng sông kỉ niệm;
  • Một người đã chiêm nghiệm trong im lặng và trong sương khói chỉ để giữ lại những nét đẹp sâu thẳm của thiên nhiên;
  • Cây bút chứa chan tình cảm; Người một đời gắn bó với Huế;
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường – trầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế;
  • Thi sĩ của thiên nhiên; …

6

Lưu Quang Vũ

  • Nhà viết kịch đa tài;
  • Người chắp bút những tác phẩm sống mãi với thời gian;
  • Người tiên phong cho văn học đổi mới;
  • Cha đẻ của những câu thơ thao thức, khôn nguôi;
  • Lưu Quang Vũ – hoa cúc xanh vẫn còn;
  • Chiến binh nhân ái của thơ ca và sân khấu;
  • Người phá tung những mực thước, khuôn phép, vừa phải, lưng chừng;
  • Người mở cửa;
  • Người đập cửa;
  • Người nổi gió; Nhà thơ của nhân dân;
  • Tượng đài của nền kịch nghệ Việt Nam;
  • Nhà viết kịch xuất sắc của thời kỳ hiện đại; …
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đuối nước

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận