Cấu tạo của bài văn tả cảnh – Trang 11 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Cau tao cua bai van ta canh lop 5 “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Cấu tạo của bài văn tả cảnh giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cấu trúc của bài văn tả cảnh, biết cách tìm mở bài, thân bài và kết bài để trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 11, 12, 13.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài Cấu tạo bài văn tả cảnh cho mình thật tốt. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt cho tiết Tập làm văn lớp 5 Tuần 1 nhé.

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 11, 12

Câu 1

Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn dưới đây:

Hoàng hôn trên sông Hương

Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy có một cái gì đó đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đang rất yên tĩnh này.

Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.

Xem thêm:  Tiếng Việt lớp 5 trang 28 Mở rộng vốn từ Công dân

Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.

Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

Trả lời:

Bài văn Hoàng hôn trên sông Hương có ba phần:

– Mở bài (Từ đầu… đến trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này): Huế đặc biệt yên tĩnh lúc hoàng hôn xuống.

– Thân bài (Từ Mùa thu… đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt): Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. Phần này có hai đoạn:

  • Đoạn đầu từ “Mùa thu… đến hai hàng cây”: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ hoàng hôn đến tối hẳn.
  • Đoạn 2 (còn lại): Hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
Xem thêm:  Thuyết minh về con chó (30 mẫu) SIÊU HAY - vietjack.me

– Kết bài (câu cuối): Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn

Câu 2

Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học? Từ hai bài văn đó, hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

Trả lời:

Sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn:

* Quang cảnh làng mạc ngày mùa:

  • Giới thiệu màu sắc bao trùm làng mạc ngày mùa là màu vàng.
  • Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
  • Tả thời tiết, con người.

→ Tóm lại: Bài văn này tả từng bộ phận của cảnh.

* Hoàng hôn trên sông Hương:

  • Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
  • Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
  • Tả hoạt động của con người trên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
  • Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.

→ Tóm lại: Bài này tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

Từ hai bài văn đã phân tích, học sinh tự rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 11, 12

Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:

Nắng trưa

Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.

Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi:

Xem thêm:  2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 | FeCl2 ra FeCl3 - VietJack.com

Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn “ạ ời …” Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngưng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại.

Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.

Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.

Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

Theo Băng Sơn

Trả lời:

Bài văn Nắng trưa được cấu tạo ba phần:

a. Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.

b. Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.

Thân bài gồm 4 đoạn sau:

  • Đoạn 1 (từ Buổi trưa ngồi trong nhà đến bốc lên mãi): Không khí bốc lên trong nắng dữ dội.
  • Đoạn 2 (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mí mắt khép lại): Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.
  • Đoạn 3 (từ Con gà nào đến bóng duối cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.
  • Đoạn 4 (từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.

c. Kết bài (câu cuối – kết bài mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ (“Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!”).