Chính tả đoạn văn “Ai là người đã tạo ra các số 1, 2, 3, 4,…” trên trang 103 bằng tiếng Việt.

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,… trang 103

Chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,… giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời 3 câu hỏi SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 103, 104. Đồng thời, cũng giúp các em biết cách phân biệt tr/ch, êt/êch.

Nhờ đó, các em sẽ viết đúng chính tả, trình bày thật đẹp để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Đường đi Sa Pa, Trăng ơi từ đâu đến. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để học tốt bài Chính tả tuần 29:

Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 103, 104

Câu 1

Nghe – viết:

Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,… ?

Người ta gọi các chữ số 1, 2, 3, 4,… là chữ số A-rập vì cho rằng chúng do người A-rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy.

Xem thêm:  Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác trang 142

Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm Bát-đa. Ông mang theo một bảng thiên văn do người Ấn Độ làm ra để dâng tặng quốc vương đang trị vì. Các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4,… dùng trong bảng đó đã được người A-rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được truyền bá rộng rãi.

Theo báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

Trả lời:

Bạn đọc, em viết và ngược lại. Sau đó kiểm tra lẫn nhau.

Câu 2

Tìm tiếng có nghĩa:

a. Các âm đầu tr, ch có thể ghép với những vần nào ở bên phải để tạo thành những tiếng có nghĩa? Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được.

Các âm đầu tr, ch

b. Các vần êt, êch có thể ghép với những âm đầu nào ở bên trái để tạo thành các tiếng có nghĩa? Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được.

Các vần êt, êch

Trả lời:

a) Các âm đầu “tr, ch” có thể ghép với những vần sau:

* tr:

  • trai, trải, trái, trại
  • tràm, trám, trảm, trạm
  • tràn, trán – trâu, trầu, trấu, (cây) trẩu
  • trăng, trắng
  • trân, trần, trấn, trận

Đặt câu:

  • Con trai lớp mình đứa nào cũng giỏi thể thao
  • Ở vùng em vừa mới phát hiện một loại trái cây mà thị trường rất ưa chuộng
  • Nước tràn hồ rồi sao em không khóa vòi nước lại.

* ch:

  • chai, chài, chái, chải, chãi
  • chàm, chạm
  • chan, chán, chạn
  • châu, chầu, chấu, chậu, chẩu
  • chăng, chằng, chẳng, chặng
  • chân, chần, chẩn

Đặt câu:

  • Dân chài lưới ai cũng khỏe mạnh vạm vỡ.
  • Những nét chạm trổ trên tủ thờ thật là kì công.
  • Tay bé bẩn rồi ra ngoài chậu nước rửa đi!
  • Chúng ta đã vượt qua được một chặng đường vất vả.
  • Những từ ngữ quan trọng cần phải gạch chân cho dễ nhớ.
Xem thêm:  Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 45

b. Các vần êt, êch có thể ghép sao để thành tiếng có nghĩa?

  • Có thể ghép như sau: bết, bột, bệch, chết, chếch, chệch, dệt, hết, hệt, hếch, hộch, kết, kệch, tết, tếch.
  • Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được: Hôm qua, chú mèo nhà em đã chết.

Câu 3

Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng, các ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là tr hay ch, còn các ô số 2 chứa tiếng có vần là êt hay êch.

Trí nhớ tốt

Sơn vừa (2)…. mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra (1)…… Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi (2)….. thúc:

– Chuyện này đã xảy ra 500 năm trước.

Nghe vậy, Sơn bỗng (2)…. mặt ra rồi (1)….. trồ:

– Sao mà chị có (1)….. nhớ tốt thế?

Trả lời:

Trí nhớ tốt

Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc:

– Chuyện này đã xảy ra 500 năm trước.

Nghe vậy, Sơn bỗng nghệt mặt ra rồi trầm trồ:

– Sao mà chị có trí nhớ tốt thế?

Bài tập Chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,…

Câu 1: Con hãy kéo thả các từ gợi ý vào chỗ trống thích hợp để hoàn thiện đoạn văn sau:

Xem thêm:  Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người trang 9

truyền bá    A-rập    trị vì    Ấn Độ    Bát-đa

Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,…?

Người ta gọi các chữ số 1, 2, 3, 4,…. là chữ số ___ vì cho rằng chúng do người A-rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy.

Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm_____. Ông mang theo một bảng thiên văn do người_____làm ra để dâng tặng quốc vương đang___. Các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4,… dùng trong bảng đó đã được người A-rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được____rộng rãi.

Đáp án:

Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4,…?

“Người ta gọi các chữ số 1, 2, 3, 4,…. là chữ số A-rập vì cho rằng chúng do người A-rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy.

Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm Bát-đa. Ông mang theo một bảng thiên văn do người Ấn Độ làm ra để dâng tặng quốc vương đang trị vì. Các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4,… dùng trong bảng đó đã được người A-rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được truyền bá rộng rãi.”

Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết mắc lỗi chính tả?

  1. A-rập
  2. Bát-đa
  3. Chuyền bá
  4. Chị vì
  5. Ấn Độ

Đáp án:

Trường hợp viết mắc lỗi chính tả là:

Sửa lỗi: chuyền bá -> truyền bá, chị vì -> trị vì

Đáp án đúng: 3, 4

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập