Công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ

Công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh lớp 9 chuẩn bị thi giữa kì 1 hoặc cuối học kì 1, kì 2. Tài liệu thể hiện chi tiết lý thuyết, cách viết công thức cấu tạo và một số bài tập tự luyện, giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.

Cách viết Công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản; học sinh có học lực khá, giỏi nâng cao tư duy và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bài tập Viết phương trình hóa học lớp 9.

1. Lý thuyết cần nắm về các hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là gì?

Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của cacbon, hay nói cách khác, trong hợp chất đó có chứa cacbon. Tuy nhiên, có những trường hợp hợp chất chứa cacbon nhưng lại là hợp chất vô cơ. Cụ thể là CO, CO2, H2CO3 và các muối cacbonat.

Xem thêm:  Hóa học 9 Bài 26: Clo

Các hợp chất hữu cơ lớp 9 như metan có công thức là CH4 , hay rượu etylic C2H5 OH – loại rượu được sử dụng để uống hàng ngày. Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ còn rất nhiều ví dụ khác như C3H6 hay C4H8. Hợp chất hữu cơ cũng xuất hiện rất nhiều trong cơ thể con người dưới dạng protein hay chất béo.

– Các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau, dẫn tới tính chất hóa học khác nhau được gọi là các chất đồng phân của nhau.

– Ankan là những hidrocacbon no mạch hở có công thức chung CnH2n+2 (n ≥ 1).

– Xicloankan là hidrocacbon không no, mạch hở chứa 1 nối đôi C=C trong phân tử, có công thức chung là CnH2n (n ≥ 2).

– Ankadien: là hidrocacbon mạch hở, chứa 2 nối đôi trong phân tử, có công thức chung là CnH2n-2 (n ≥ 3).

– Ankin là hidrocacbon mạch hở, chứa một nối ba C ≡ C trong phân tử, có công thức chung CnH2n-2 (n ≥ 3).

– Hidrocacbon thơm (aren) là loại hidrocacbon trong công thức phân tử có một hay nhiều nhân bezen, đại diện cho dãy đồng đẳng aren là phân tử benzen có công thức tổng quát CnH2n-6 (n ≥ 6).

2. Cách viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ

Bước 1: Tính độ bất bão hòa (số liên kết và vòng).

Bước 2: Viết cấu trúc mạch cacbon (không phân nhánh, có nhánh, vòng) và đưa liên kết bội (đôi, ba) vào mạch cacbon nếu có.

Xem thêm:  Dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9

Bước 3: Đưa nhóm chức vào mạch cacbon (thông thường các nhóm chức chứa cacbon thường được đưa luôn vào mạch ở bước 3). Lưu ý đến trường hợp kém bền hoặc không tồn tại của nhóm chức (ví dụ nhóm –OH không bền và sẽ bị chuyển vị khi gắn với cacbon có liên kết bội).

Bước 4: Điền số H vào để đảm bảo đủ hóa trị của các nguyên tố, sau đó xét đồng phân hình học nếu có. Chú ý với các bài tập trắc nghiệm có thể không cần điền số nguyên tử H.

♦ Xác định độ bất bão hòa của hợp chất hữu cơ CxHyOzNtXv theo công thức:

\Delta=\frac{2 x+2-(y+v)+t}{2}

Chú ý:

– Công thức tính ở trên chỉ áp dụng cho hợp chất cộng hóa trị.

– Các nguyên tố hóa trị II như oxi, lưu huỳnh không ảnh hưởng tới độ bất bão hòa.

3. Bài tập vận dụng công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ

Bài 1: Công thức cấu tạo nào sau đây sai?

A. CH3 – CH2 – OH.
B. CH3 – O – CH3.
C. CH2 = CH – CH3.
D. CH3 = CH – CH2 – CH3.

Bài 2: Ứng với công thức phân tử C3H8O có bao nhiêu công thức cấu tạo?

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Bài 3: Số công thức cấu tạo, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Bài 4: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết có liên kết đơn ?

Xem thêm:  Cách phân biệt Oxit axit và Oxit bazơ

A. C3H6.
B. C2H4.
C. C6H6
D. C4H10.

Bài 5. Chất nào sau đây có phân tử có liên kết ba ?

A. CH4
B. C2H2
C. C2H6.
D. CH3OH.

Bài 6. Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N ; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là

A. C3H7Cl.
B. C3H8.
C. C3H9N.
D. C3H8O.

Bài 7. Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C2H4Cl2

A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.

Bài 8: Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H6

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Bài 9. Số công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C3H9N là

A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.

Bài 10: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của anken?

Hướng dẫn:

\Delta=\frac{2,5 +2-(10)}{2} =1

Vì C5H10 là anken nên C5H10 là mạch hở, có 1 liên kết pi.

Có 5 đồng phân anken của C5H10

CH3-CH2-CH2-CH=CH2

CH3-CH2-CH=CH-CH3

CH3-CH2-C(CH3)=CH2

CH3-CH=C(CH3)-CH3

CH3-CH(CH3)-CH=CH2

Bài 11: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14?

Hướng dẫn:

\Delta=\frac{2,6 +2-(14)}{2} =0

⇒ Ankan ⇒ Chỉ có liên kết đơn

Vậy C6H14 chỉ có 5 đồng phân cấu tạo.

CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3

CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3

CH3-C(CH3)2-CH2-CH3

Bài 12: Có bao nhiêu đồng phân ứng với công thức phân tử C4H10

Hướng dẫn:

\Delta=\frac{2,4 +2-(10)}{2} =0

⇒ Ankan ⇒ Chỉ có liên kết đơn

Vậy C4H10 có 2 đồng phân.

CH3-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH3

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận