Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Công thức tính lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc

Lực đàn hồi là gì? Công suất tính lực đàn hồi của lò xo như thế nào? Định luật Húc là gì? Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh lớp 10 quan tâm.

Trong bài viết dưới đây Download.vn giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức liên quan đến lực đàn hồi của lò xo như: công thức tính, đặc điểm của lực đàn hồi, định luật Húc, lực đàn hồi trong những trường hợp đặc biệt. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức để nhanh chóng biết giải bài tập Vật lí 10. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc.

1. Lực đàn hồi là gì?

Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng đàn hồi.

2. Công thức tính lực đàn hồi:

Fđh = k.|Δl|

Trong đó: k – là độ cứng của lò xo.

Xem thêm:  Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí

|Δl| – độ biến dạng của lò xo.

+ Lực đàn hồi do trọng lực: P = Fđh

⇔ m.g = k.|Δl| ⇔k = frac{{m.g}}{{|Delta l|}}|Delta l| = frac{{m.g}}{k}

3. Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo

+ Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng và tác dụng lên các vật tiếp xúc hoặc gắn với hai đầu của nó.

+ Lực đàn hồi có:

* Phương: dọc theo trục của lò xo.

* Chiều: ngược với ngoại lực gây ra biến dạng. Tức là khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.

* Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

4. Định luật Húc

+ Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Fdh=k.∆l

Trong đó

  • k là hệ số đàn hồi (độ cứng của lò xo) (N/m): phụ thuộc vào bản chất và kích thước của lò xo.
  • ∆l=l-l0 : độ biến dạng của lò xo (m);
  • l: chiều dài khi biến dạng (m).
  • lo: chiều dài tự nhiên (m).
  • Fđh: lực đàn hồi (N).

5. Lực đàn hồi trong những trường hợp đặc biệt

– Đối với dây cao su hay dây thép: lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị kéo dãn nên gọi là lực căng dây.

– Đối với các mặt tiếp xúc: lực đàn hồi xuất hiện khi bị ép có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc gọi là phản lực đàn hồi.

Xem thêm:  Vật lí 10 Bài 11: Thực hành Đo gia tốc rơi tự do

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận