Dàn ý phân tích bài thơ, đoạn thơ

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Dàn ý phân tích bài thơ, đoạn thơ

Phân tích bài thơ là gì? Cách lập dàn ý phân tích đoạn thơ, bài thơ ra sao? Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Vì thế mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Phân tích bài thơ hay phân tích đoạn thơ luôn là một nội dung quan trọng được các thầy cô cũng như học sinh quan tâm, đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để ôn luyện. Phân tích thơ sẽ được học từ lớp 6 và học kĩ ở lớp 9, 10, 11, 12. Tuy nhiên hầu như các em chưa nắm được dàn ý phân tích thơ. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 2 dàn ý phân tích thơ chi tiết, đầy đủ nhất. Mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Dàn ý phân tích bài thơ, đoạn thơ

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.

– Giới thiệu tổng quát về bài thơ: hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.

II. Thân bài:

– Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận.

– Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài thơ.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Nghị luận xã hội Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Dàn ý + 5 mẫu)

Lưu ý: Nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác, cụ thể:

* Phân tích khổ thơ thứ nhất :

+ Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất:

(Trích thơ…)

+ Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v. trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào.

+ Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.

+ Chuyển sang khổ thứ hai.

* Phân tích khổ thơ thứ hai:

+ Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.

+ Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.

(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ý nghĩa)

– Nhận xét đánh giá bài thơ:

+ Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về nghệ thuật. (Thành công/hạn chế?)

+ Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).

III. Kết bài:

+ Khẳng định lại toàn bộ giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

+ Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).

Dàn ý số 2

A. MỞ BÀI

Thường theo cách gián tiếp và thường gồm hai bước:

Bước 1: Có thể theo thao tác diễn dịch, quy nạp hoặc so sánh…

– Nếu dùng thao tác diễn dịch thì có thể dẫn vào đề theo ba cách sau:

  • Giới thiệu khái quát về thân thế, sự nghiệp của tác giả, về tác phẩm hoặc chỉ iới thiệu tác phẩm, giá trị của tác phẩm.
  • Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
  • Giới thiệu xuất xứ của tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Viết một bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ em thích

Bước 2: Chép nguyên văn tác phẩm hay đoạn trích (nếu ngắn) hoặc chép câu đầu, câu cuối, ở giữa hai câu này có một hàng dấu chấm lửng (nếu là tác phẩm, đoạn trích khá dài) hoặc giới thiệu nhân vật, khía cạnh phân tích (nếu đề ra yêu cầu phân tích một nhân vật hay một khía cạnh về nội dung nghệ thuật của tác phẩm).

B. THÂN BÀI

Đây là phần phân tích chi tiết tác phẩm. Có thể phân tích theo một trong ba cách đã nói ở trên.

– Cách cắt ngang’. thường áp dụng cho một bài thơ ngắn hoặc tác phẩm có bố cục, đoạn mạch rõ ràng.

– Cách bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm tự sự.

– Cách kết hợp cắt ngang với bổ dọc. thường áp dụng cho tác phẩm mà nhiều ý tưởng đan xen vào nhau khó tách bạch thành từng đoạn mạch theo ý được.

Lưu ý:

* Nếu phân tích tác phẩm trữ tình phần thân bài có thè vận dụng cách sau:

– Nêu chủ đề tác phẩm.

– Phân tích giá trị nội dung của tác phẩm.

– Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

– Đánh giá, nhận xét chung.

* Nếu phân tích tác phẩm tự sự phần thân bài có thể vận dụng cách sau:

– Khái quát chủ đề tác phẩm.

– Phân tích đoạn mạch chủ yếu của tác phẩm (trên cơ sở chủ đề, có thể tìm ý trong bài thơ để phân tích. Có thể phân tích theo ý nhỏ, có thể phân tích theo khổ thơ. Khi phân tích nên đi từ việc phát hiện từ ngữ, hình ảnh thơ, những biện pháp nghệ thuật để đến cái đích là bộc lộ nội dung tác phẩm. Những ý nhỏ trong phần phân tích này bao giờ cũng được sắp xếp mạch lạc, hợp lí góp phần bộc lộ chủ đề.)

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 10: Thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống (3 Mẫu)

– Nhận xét đánh giá.

* Dạng tổng quát phần thân bài của kiểu bài phân tích tác phẩm văn học như sau:

(I) Phân tích tác phẩm (hoặc đoạn trích)

(1). Nêu chủ đề và phân tích ý nghĩa của chủ đề (nhận xét khái quát bước đầu)

(2). Phân tích các khía cạnh (ý) của chủ đề:

a) Khía cạnh 1:

– Nêu ý

– Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.

– Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.

b) Khía cạnh 2:

– Nêu ý

– Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.

– Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.

c) Khía cạnh 3:

– Nêu ý

– Phân tích các chi tiết biểu hiện theo hướng kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật.

– Tiểu kết, bình giá, chuyển ý.

(3) Tổng hợp các khía cạnh đã phân tích ớ trên.

(II) Đánh giá tác phẩm (hoặc đoạn trích)

(1) Nêu giá trị của tác phẩm:

(a) Giá trị nội dung.

(b) Giá trị nghệ thuật.

(c) Giá trị của đoạn trích trong việc biểu hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm).

(2) Nêu giá trị của tác phẩm lúc ra đời và hiện nay.

– Đối với cuộc sống.

– Đối với sự phát triển văn học.

(3). Chỉ ra hạn chế về nội dung, nghệ thuật (nếu có).

C. KẾT BÀI

– Tóm tắt những thành công và hạn chế (nếu có) của tác phẩm để đánh giá chung.

– Phát biểu cảm nghĩ, ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân về tác phẩm.

– Rút ra bài học tư tưởng, tình cảm… đối với bản thân.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận