Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022 – 2023

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022 – 2023

Đề cương ôn tập GDCD 12 học kì 1 năm 2022 – 2023 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn lớp 12 chuẩn bị thi cuối học kì 1.

Đề cương ôn tập học kì 1 Giáo dục công dân 12 giới hạn nội dung ôn thi, kèm theo các dạng bài tập trọng tâm gồm cả trắc nghiệm và tự luận. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 GDCD 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 GDCD 12 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 môn Toán 12.

I. Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 12 học kì 1

Chủ đề/bài

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Pháp luật và đời sống

Nêu được khái niệm đặc trưng,bản chất, vai trò của pháp luật.

Hiểu được đặc trưng, bản chất, vai trò của pháp luật.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu TN: 1

Số điểm: 0,25

Tỷ lệ: 2,5%

Số câu TN: 1

Số điểm: 0,25

Tỷ lệ: 2,5%

Số câu TN: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Thực hiện pháp luật

– Nêu được khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật.

– Trình bày được được khái niệm VPPL.

Phân biệt được các loại VPPL và các loại TNPL.

Đánh giá được việc thực hiện PL phù hợp với từng tình huống cụ thể trong đời sống thực tiễn.

Lựa chọn cách ứng xử phù hợp với các tình huống diễn ra trong thực tế. Đánh giá các hành vi thực hiện pháp luật.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu TN: 2

Số điểm: 0,5

Tỷ lệ: 5%

Số câu TN: 1

Số điểm: 0,25

Tỷ lệ: 2,5%

Số câu TN: 2

Số điểm: 0,5

Tỷ lệ: 5%

Số câu TN: 1

Số điểm: 0,25

Tỷ lệ: 2,5%

Số câu TN: 6

Sđ TN: 1,5%

Tỉ lệ: 15 %

Quyền bình đẳng của công dân.

Nêu được khái niệm thế nào là công dân bình đẳng trước PL Nêu được khái niệm, nội dung một số quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

Làm rõ được sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm PL của công dân Hiểu được quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân-gia đình, lao động, kinh doanh.

Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Lựa chọn cách ứng xử đối với quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ

Số câu TN: 6

Số điểm TN: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu TN:6

S điểm TN:1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu TN: 6

S điểm TN:1,5

Tỉ lệ TN: 15%

Số câu TN:2

Số điểm TN:0,5

Tỉ lệ TN: 5%

Số câu TN: 20

Số điểm TN: 5

Tỉ lệ: 50%

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo .

Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Hiểu được quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Lựa chọn cách ứng xử đối với quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ

Số câu TN: 3

SđiểmTN: 0,75

Tỉ lệ: 7,5%

Số câu TN:4

Số điểm TN: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu TN: 4

Số điểm TN: 1

Tỉ lệ TN: 10%

Số câu TN:1

Số điểm TN:0,25

Tỉ lệ TN: 2,5%

Số câu TN: 12

Số điểm TN: 3

Tỉ lệ: 30%

T số câu:

T số điểm

Tỉ lệ:

Số câu TN: 12

Số điểm TN: 3

Tỉ lệ: 30%

Số câu TN:12

Số điểm TN: 3

Tỉ lệ: 30%

Số câu TN: 12

Số điểm TN: 3

Tỉ lệ TN: 30%

Số câu TN:4

Số điểm TN:1

Tỉ lệ TN: 10%

TS câu TN: 40

TS điểm TN:10

Tỉ lệ: 100%

II. Phần tự luận kiểm tra cuối kì 1 GDCD 12

Câu 1: Trình bày khái niệm, các đặc trưng, bản chất và vai trò của pháp luật.

Câu 2: Nêu khái niệm thực hiện pháp luật, hiểu được các hình thức thực hiện pháp luật, các dấu hiệu cơ bản cấu thành vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý tương ứng.

Câu 3: Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng trước pháp luật ? Thế nào là bình đẳng về quyền, nghĩa vụ , trách nhiệm pháp lý ? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 4:Thế nào là bình đẳng trong HN và GĐ. ? Em hãy trình bày nội dung bình đẳng trong lĩnh vực HN và GĐ?

Câu 5: Thế nào là bình đẳng trong lao động ?Trình bày nội dung về bình đẳng trong lao động? Pháp luật có những quy định riêng như thế nào đối với lao động nữ? Tại sao pháp luật lại có những quy định riêng như vậy đối với lao động nữ?

Câu 6: Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh ?Trình bày nội dung về bình đẳng trong kinh doanh? Trong các nghĩa vụ mà các cá nhân và tổ chức khi quan hệ kinh tế phải thực hiện thì nghĩa vụ nào quan trọng nhất? Tại sao?

Câu 7: Nêu khái niệm, nội dung và ý nghĩa của bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

III. Bài tập tình huống thi học kì 1 môn GDCD 12

Bài 1: Người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định được việc lớn, khi bán xe ô tô(tài sản chung của vợ và chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đồng ý bán. Theo các bạn, người vợ có quyền đó không? vì sao?

Bài 2: Trong lớp học của em,có bạn được miễn hoặc giảm học phí; có bạn được lĩnh học bổng, còn các bạn khác thì không; có bạn được tham dự đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia, giao lưu văn hóa quốc tế, còn các bạn khác thì không được tham dự; các bạn nam đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ không phải thực hiện nghĩa vụ này…. Theo em, những trường hợp trên đây có mâu thuẫn với quyền bình đẳng của CD trước pháp luật . không? Vì sao?

Bài 3: Để được cấp đất ,Lan đã phải lên xe hoa về nhà chồng khi mới 16 tuổi .Còn người chồng tên là Hùng mới 17 tuổi .Vì có người nhà là cán bộ xã nên thủ tục kết hôn vẫn được thực hiện . Ba năm sau đôi vợ chồng trẻ này ra tòa làm thủ tục ly hôn .

Hỏi: – Việc kết hôn của đôi vợ chồng Lan và Hùng có đúng với quy định của pháp luật hay không ? Nguyên nhân nào dẫn tới sự ly hôn ? Em rút ra bài học gì cho bản thân

Bài 4: Hiện nay, một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số vào làm việc vì vậy, cơ hội tìm việc làm của lao động nữ,lao động là người dân tộc thiểu số khó khăn hơn so với người khác.

Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng đó? Nếu em là chủ doanh nghiệp, em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Tại sao?

Bài 5: Trong công ty may 10, Chị Hoa đã thiết kế được nhiều mẫu quần áo chất lượng, hợp thời trang nên có nhiều khách hàng đặt mua quần áo do chị thiết kế. Chính vì vậy mà công ty may 10 quyết định trả lương cho chị Hoa gấp 2 lần so với những nhà thiết kế bình thường khác trong công ty.

Vậy theo em điều đó có phải là sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền lao động của công ty may10 không? Tại sao?

Bài 6: Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì lý do anh T và chị H không cùng đạo.

Theo em, việc làm của bố chi H có vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các tôn giáo không? Vì sao?

IV. Bài tập trắc nghiệm thi cuối kì 1 lớp 12 môn Công dân

Bài 1: Pháp luật đời sống

Câu 1. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính phổ cập.

C. Tính rộng rãi.

D. Tính nhân văn.

Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

A. Bằng quyền lực Nhà nước.

B. Bằng chủ trương của Nhà nước.

C. Bằng chính sách của Nhà nước.

D. Bằng uy tín của Nhà nước.

Câu 3. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ?

A. Nên làm

B. Được làm.

C. Phải làm

D. Không được làm.

Câu 4. Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. tính hiện đại.

C. tính cơ bản.

D. tính truyền thống.

Câu 5. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật

A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. do Nhà nước ban hành.

C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.

D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 6. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?

A. Pháp luật

B. Giáo dục.

C. Thuyết phục

D. Tuyên truyền.

Câu 7. Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?

A. Không được làm

B. Không nên làm.

C. Cần làm

D. Sẽ làm.

Câu 8. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng

A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. trong một số lĩnh vực quan trọng.

C. đối với người vi phạm

D. đối với người sản xuất kinh doanh.

Câu 9. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính phù hợp về mặt nội dung.

D. Tính bắt buộc chung.

Câu 10. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Bản chất xã hội.

B. Bản chất giai cấp.

C. Bản chất nhân dân.

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022 - 2023

D. Bản chất dân tộc.

Câu 11. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với

A. mọi người từ 18 tuổi trở lên.

B. mọi cá nhân tổ chức.

C. mọi đối tượng cần thiết.

D. mọi cán bộ, công chức.

Câu 12. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Bản chất xã hội.

B. Bản chất giai cấp.

C. Bản chất nhân dân.

D. Bản chất hiện đại.

Câu 13. Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.

D. Tính quần chúng nhân dân.

Câu 14. Hệ thống quy tắc xử xự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là

A. chính sách

B. pháp luật.

C. chủ trương

D. văn bản.

Câu 15. Pháp luật mang bản chất giai cấp, vì pháp luật do

A. nhân dân ban hành.

B. Nhà nước ban hành.

C. chính quyền các cấp ban hành.

D. các đoàn thể quần chúng ban hành.

Câu 16. Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện

A. tính chất chung của pháp luật.

B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

C. tính phù hợp của pháp luật.

D. tính phổ biến rộng rãi của pháp luật.

Câu 17. Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính cụ thể về mặt nội dung.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 18. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và

A. tổ chức thực hiện pháp luật.

B. xây dựng chủ trương, chính sách.

C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.

D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Câu 19. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?

A. Bản chất giai cấp. B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất tự nhiên. D. Bản chất nhân dân

Câu 20. Pháp luật là phương tiện đặc thù đề thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức – là thể hiện các mối quan hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ pháp luật với chính trị.

B. Quan hệ pháp luật với đạo đức.

C. Quan hệ pháp luật với xã hội.

D. Quan hệ pháp luật với đạo đức.

Câu 21. Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “… cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây ?

A. Giữa gia đình với đạo đức.

B. Giữa pháp luật với đạo đức.

C. Giữa đạo đức với xã hội.

D. Giữa pháp luật với gia đình.

Câu 22. Căn cứ vào quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, công dân thực hiện quyền của mình, được hiểu pháp luật là phương tiện để

A. công dân thực hiện nghĩa vụ của mình.

B. công dân thực hiện quyền của mình.

C. công dân đạt được mục đích của mình.

D. mọi người yên tâm sản xuất kinh doanh.

Câu 23. Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống của

A. mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền.

B. từng người dân và của toàn xã hội.

C. một số đối tượng cụ thể trong xã hội.

D. những người cần được giáo dục, giúp đỡ.

Câu 24. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác thể hiện ở chỗ, pháp luật được áp dụng

A. đối với tất cả mọi người.

B. chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.

C. chỉ những người là công chức Nhà nước.

D. đối với những người vi phạm pháp luật.

Câu 25. Tính quyền lực, bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với

A. đạo đức.

B. kinh tế.

C. chủ trương.

D. đường lối.

Câu 26. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất

A. xã hội

. B. chính trị.

C. kinh tế.

D. văn hóa.

Câu 27. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính nghiêm túc.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính nhân dân và xã hội.

D. Tính quần chúng rộng rãi.

Câu 28. Pháp luật là phương tiện để công dân

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B. bảo vệ mọi quyền lợi của mình.

C. bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình.

D. bảo vệ mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình.

Câu 29. Pháp luật là phương tiện để công dân

A. thực hiện quyền của mình.

B. thực hiện mong muốn của mình.

C. đạt được lợi ích của mình.

D. làm việc có hiệu quả.

Câu 30. Khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ: “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

A. kinh tế

B. đạo đức.

C. chính trị

D. văn hóa.

Câu 31. Pháp luật do tổ chức nào dưới đây xây dựng và ban hành ?

A. Nhà nước.

B. Đoàn thanh niên.

C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

D. Công đoàn.

Câu 32. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân ?

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 33. Luật giao thông đường bộ quy định cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều. Quy định này được áp dụng chung cho mọi người tham gia giao thông. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính uy nghiêm. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Yêu cầu chung cho mọi người.

D. Quy tắc an toàn giao thông.

Câu 34. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức ?

A. Pháp luật chỉ bắt buộc với cán bộ, công chức.

B. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.

C. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội.

D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em .

Câu 35. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Trình tự kế hoạch của hệ thống pháp luật.

D. Trình tự khoa học của pháp luật .

Câu 36. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?

A. Bản chất giai cấp.

B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất chính trị.

D. Bản chất khoa học .

Câu 37. Pháp luật được các cá nhân, tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là quy tắc xử sự chung, vì pháp luật bắt nguồn từ

A. thực tiễn đời sống xã hội.

B. các tầng lớp dân cư.

C. các giai cấp trong xã hội.

D. dư luận xã hội .

Câu 38. Luật giao thông đường bộ quy định, mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính uy nghiêm.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính thống nhất.

Câu 39. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữa từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính nghiêm minh của pháp luật.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính nhân dân và xã hội.

D. Tính quần chúng rộng rãi.

Câu 40. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Hiệu lực tuyệt đối.

D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.

Câu 41. Pháp luật ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?

A. Bản chất xã hội.

B. Bản chất giai cấp.

C. Bản chất nhà nước.

D. Bản chất dân tộc.

Câu 42. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, công dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để công dân

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B. thực hiện quyền của mình.

C. thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.

Câu 43. Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ: “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

A. chính trị

B. đạo đức.

C. kinh tế

D. văn hóa.

Câu 44. Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

A. chính trị

B. đạo đức.

C. xã hội

D. kinh tế.

Câu 45. Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành loại văn bản nào đều được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được gọi là

A. tính cụ thể của văn bản pháp luật.

Xem thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022 - 2023

B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. tính trình tự ban hành văn bản pháp luật.

D. tính cụ thể về mặt nội dung.

Câu 46. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xã hội.

D. Tính dân chủ.

Câu 47. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, ông Q đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của ông Q thể hiện pháp luật là phương tiện như thế nào đối với công dân ?

A. Để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

B. Để công dân có quyền tự do hành nghề.

C. Để công dân thực hiện quyền của mình.

D. Để công dân thực hiện được ý định của mình.

Câu 48. Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật ?

A. Tính nghiêm minh của pháp luật.

B. Tính trừng phạt của pháp luật.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính giáo dục của pháp luật.

Câu 49. Để quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước cần tích cực thực hiện

A. quảng cáo pháp luật trong xã hội.

B. phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.

C. nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách.

D. răn đe để mọi người phải chấp hành pháp luật.

Câu 50. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật ?

A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.

C. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.

D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

Câu 51. Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật” là thể hiện mối quan hệ giữa

A. pháp luật với chính trị.

B. pháp luật với đạo đức.

C. pháp luật với xã hội.

D. gia đình và xã hội.

Câu 52. Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường ở đô thị, khu dân cư, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện, pháp luật bắt nguồn từ đâu ?

A. Từ cuộc sống ở đô thị.

B. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

C. Từ thực tiễn đời sống xã hội.

D. Từ yêu cầu bảo vệ môi trường.

Câu 53. Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố C đã yêu cầu người dân không được để xe trên hè phố. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây ?

A. Là phương tiện để đảm bảo mỹ quan thành phố.

B. Là công cụ quản lý đô thị hữu hiệu.

C. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.

D. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm.

Câu 54. Năm 2010, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ban hành Luật này là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật ?

A. Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế.

B. Là công cụ điều hành hoạt động xã hội.

C. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.

D. Là phương tiện trừng phạt người vi phạm.

Câu 55. Chị H và anh T yêu nhanh và muốn kết hôn, nhưng bố chị H thì lại muốn chị kết hôn với người khác nên đã cản trở việc kết hôn của chị. Thuyết phục bố không được, chị H phải viện dẫn điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì bố chị mới đồng ý để hai người kết hôn với nhau. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân ?

A. Là yếu tố điều chỉnh suy nghĩ của mọi người.

B. Là yếu tố liên quan đến cuộc sống gia đình.

C. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

D. Là phương tiện để mọi người đấu tranh trong những trường hợp cần thiết.

Câu 56. Trên cơ sở Luật Giáo dục, học sinh thực hiện quyền học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để công dân

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B. thực hiện quyền của mình.

C. thực hiện nhu cầu của bản thân.

D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.

Câu 57. Chị Q có con nhỏ 10 tháng tuổi nên đôi khi phải xin phép nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Vì thấy chị xin nghỉ việc nhiều nên Giám đốc Công ty đã ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị đã làm đơn khiếu nại về quyết định không thực hiện. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây với mỗi công dân ?

A. Là cơ sở để công dân kiến nghị với cấp trên.

B. Là cơ sở hợp pháp để công dân đấu tranh bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình.

C. Là cơ sở để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

D. Là phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình.

Câu 58. Trong những năm qua, di tích lịch sử – văn hóa ở một số nơi thường bị người dân xâm phạm. Trên cơ sở pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa và pháp luật hình sự, các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính với những người vi phạm. Trong những trường hợp này, pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa và pháp luật hình sự đã thể hiện vai trò nào dưới đây ?

A. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội.

B. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm.

C. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.

D. Là công cụ để hoạch định kế hoạch bảo vệ di sản văn hóa.

Câu 59. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam đã được áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ

A. mục đích bảo vệ tổ quốc.

B. lợi ích của cán bộ, chiến sĩ hải quân.

C. thực tiễn đời sống xã hội.

D. kinh nghiệm của các nước trên biển Đông.

Câu 60. Theo quy định của pháp luật, anh K đã xin mở cửa hàng điện tử và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân ?

A. Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh.

B. Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh.

C. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.

D. Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật.

Câu 61. Công ty sản xuất nước nước mắm Y đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo X đăng tin không đúng sự thật rằng nước mắm của công ty Y có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty Y đã đề nghị báo X cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân ?

A. Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.

B. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh.

C. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

D. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Bài 2: Thực hiện pháp luật

Câu 1. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật

A. đi vào cuộc sống.

B. gắn bó với thực tiễn.

C. quen thuộc trong cuộc sống.

D. có chỗ đứng trong thực tiễn.

Câu 2. Thực hiện pháp luật là hành vi

A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.

B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. tự nguyện của mọi người.

D. dân chủ trong xã hội.

Câu 3. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu vi phạm pháp luật ?

A. Không thích hợp.

B. Lỗi.

C. Trái pháp luật.

D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Câu 4. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây ?

A. Quản lý nhà nước.

B. An toàn lao động.

C. Ký kết hợp đồng.

D. Công vụ nhà nước.

Câu 5. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?

A. Bốn

B. Ba

C. Hai

D. Một

Câu 6. Có mấy loại vi phạm pháp luật ?

A. Bốn loại.

B. Năm loại.

C. Sáu loại.

D. Hai loại.

Câu 7. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

C. các quy tắc quản lý nhà nước.

D. trật tự, an toàn xã hội.

Câu 8. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản, đó là quan hệ

A. sở hữu, hợp đồng.

B. hành chính, mệnh lệnh.

C. sản xuất, kinh doanh.

D. trật tự, an toàn xã hội.

Câu 9. Người phải chịu hình phạt từ là phải chịu trách nhiệm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. kỷ luật.

D. dân sự.

Câu 10. Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là

A. vi phạm hành chính.

B. vi phạm dân sự.

C. vi phạm kinh tế.

D. vi phạm quyền tác giả.

Câu 11. Người phải chịu trách nhiệm hình sự có thẻ chịu

A. hình phạt tù.

B. phê bình.

C. hạ bậc lương.

D. kiểm điểm.

Câu 12. Người có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông phải chịu trách nhiệm

A. hành chính.

B. kỉ luật.

C. bồi thường.

D. dân sự.

Câu 13. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. qui tắc quản lí xã hội.

D. an toàn xã hội.

Xem thêm:  Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 12 học kì 1

Câu 14. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Tự tiện.

B. Trái pháp luật.

C. Có lỗi.

D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 15. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là

A. vi phạm kỷ luật.

B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm nội quy cơ quan.

D. vi phạm dân sự.

Câu 16. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm

A. hành chính.

B. dân sự.

C. kỉ luật.

D. quan hệ xã hội.

Câu 17. Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Trái phong tục tập quán.

B. Lỗi.

C. Trái pháp luật.

D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Câu 18. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến

A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

B. nội quy trường học.

C. các quan hệ xã hội.

D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.

Câu 19. Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Trái chính sách.

B. Trái pháp luật.

C. Lỗi của chủ thể.

D. Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể.

Câu 20. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân, đó là các quan hệ về mặt

A. tinh thần.

B. lao động.

C. xã giao.

D. hợp tác.

Câu 21. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm

A. dân sự.

B. hành chính.

C. trật tự xã hội.

D. quan hệ kinh tế.

Câu 22. Vi phạm pháp luật là hành vi

A. trái thuần phong mĩ tục.

B. trái pháp luật.

C. trái đạo đức xã hội.

D. trái nội quy của tập thể.

Câu 23. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho

A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

B. các quan hệ chính trị của nhà nước.

C. các lợi ích của tổ chức, cá nhân.

D. các hoạt động của tổ chức, cá nhân.

Câu 24. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể

A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

B. hiểu được hành vi của mình.

C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.

D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.

Câu 25. Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây ?

A. Khuyết điểm.

B. Lỗi.

C. Hạn chế.

D. Yếu kém.

Câu 26. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ?

A. Không cẩn thận.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Thiếu suy nghĩ.

D. Thiếu kế hoạch.

Câu 27. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ?

A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.

B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

C. Xác định được người tốt và người xấu.

D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.

Câu 28. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của

A. giáo dục pháp luật.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. thực hiện pháp luật.

D. vận dụng pháp luật.

Câu 29. Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là

A. nghi phạm.

B. tội phạm.

C. vi phạm.

D. xâm phạm.

Câu 30. Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây ?

A. Cảnh cáo.

B. Phê bình.

C. Chuyển công tác khác.

D. Buộc thôi việc.

Câu 31. Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật

A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

B. Mọi cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

C. Mọi cơ quan, tổ chức.

D. Mọi công dân.

Câu 32. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 33. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý ?

A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 34. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ?

A. Từ đủ 12 tuổi trở lên.

B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 35. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ?

A. Từ đủ 14 tuổi.

B. Từ đủ 16 tuổi.

C. Từ đủ 17 tuổi.

D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 36. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ?

A. Từ đủ 14 đến dưới 16.

B. Từ đủ 15 đến dưới 16.

C. Từ đủ 15 đến dưới 18.

D. Từ đủ 14 đến dưới 18.

Câu 37. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ?

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm dân sự.

C. Trách nhiệm xã hội.

D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 38. Công chức nhà nước vi phạm những điều cấm không được làm là vi phạm

A. hành chính. B. kỉ luật.

C. nội quy lao động.

D. quy tắc an toàn lao động.

Câu 39. Hành vi nào dưới đây ko phải là trái pháp luật ?

A. Đi xe máy vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

B. Học sinh 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy.

C. Học sinh 12 tuổi đi xe đạp điện đến trường.

D. Đỗ xe đạp dưới lòng đường.

Câu 40. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý ?

A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.

D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.

Câu 41. Người có hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là vi phạm

A. hành chính.

B. hình sự.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 42. Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

A. không thiện chí.

B. trái pháp luật.

C. không phù hợp.

D. trái với các quan hệ xã hội.

Câu 43. Cán bộ, công chức vi phạm công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm

A. dân sự.

B. kỉ luật.

C. hình sự.

D. hành chính.

Câu 44. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự ?

A. Làm mất tài sản của người khá.

B. Đi học muộn không có lí do chính đáng.

C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khá.

D. Người mua hàng không trả tiền đúng thời hạn cho người bán.

Câu 45. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ?

A. Từ đủ 12 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi.

C. Từ đủ 16 tuổi.

D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 46. Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 47. Đối tượng bị xử phạt vi phạm kỷ luật là

A. công dân.

B. cán bộ, công chức.

C. học sinh.

D. cơ quan, tổ chức.

Câu 48. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu?

A. Chưa đủ 14 tuổi.

B. Chưa đủ 16 tuổi.

C. Chưa đủ 18 tuổi.

D. Chưa đủ 20 tuổi.

Câu 49. Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm

A. độ tuổi và nhận thức.

B. độ tuổi và trình độ.

C. độ tuổi và hành vi.

D. nhận thức và hành vi.

Câu 50. Độ tuổi của con người có năng lực trách nhiệm pháp lí là

A. từ đủ 14 tuổi trở lên.

B. từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. từ đủ 21 tuổi trở lên.

Câu 51. Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là
A. không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

B. bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.

C. bị mất khả năng kiểm soát hành vi.

D. không có lỗi.

Câu 52. Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm

A. hành chính.

B. kỉ luật.

C. trật tự đô thị.

D. chính sách nhà ở.

Câu 53. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì

A. không trái pháp luật.

B. không có lỗi.

C. nguời thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

D. nguời thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật.

Câu 54. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong

A. Bộ luật Hình sự.

B. Luật Hành chính.

C. Luật An ninh Quốc gia.

D. Luật Phòng, chống tệ nạn xã hội.

Câu 55. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý ?

A. Ngăn chặn người vi phạm tiếp tục vi phạm.

B. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với mọi người vi phạm pháp luật.

C. Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

D. Buộc người vi phạm chấm dứt những hành vi trái pháp luật.

Câu 56. H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao thông xử phạt. H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?

A. Vi phạm trật tự, an toàn xã hội.

B. Vi phạm nội quy trường học.

C. Vi phạm hành chính.

D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 57. Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm

A. hành chính.

B. kỷ luật.

C. nội quy lao động.

D. quy tắc an toàn lao động.

Câu 58. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự?

A. Tham ô tài sản của Nhà nước.

B. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.

C. Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng.

D. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn.

……………

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận