Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á – Đất liền và hải đảo

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á – Đất liền và hải đảo

Giải Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á – Đất liền và hải đảo là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi phần cuối bài trang 50 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Địa lý 8 trang 50 giúp các em hiểu được khái quát về vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á. Soạn Địa lí 8 bài 14 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn: Đông Nam Á – Đất liền và hải đảo, mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Địa 8 Bài 14: Đông Nam Á – Đất liền và hải đảo

1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á

  • Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.
  • Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới.
  • Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, chia làm 2 bộ phận: phần đất liền (bán đảo Trung Ấn) và hải đảo.
  • Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương, khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.
Xem thêm:  Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và kinh tế.

2. Đặc điểm tự nhiên

a) Địa hình.

– Phần đất liền:

  • Núi cao hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam. Các cao nguyên thấp.
  • Đồng bằng phù sa màu mỡ, các thung lũng sông làm địa hình bị chia cắt mạnh.

– Phần hải đảo:

  • Hệ thống núi hướng vòng cung, Đông – Tây, nhiều núi lửa.
  • Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan.

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa: Gió mùa mùa hạ hướng tây nam, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều; gió mùa mùa đông hướng đông bắc, tính chất khô và lạnh.

– Cảnh quan đặc trưng: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, một số nơi có rừng thưa khô rụng lá (nửa phía tây)

– Sông ngòi:

  • Phần đất liền sông chảy theo hướng bắc – nam, chế độ nước theo mùa mưa, giàu phù sa.
  • Phần hải đảo: sông ngắn, dốc, chế độ nước điều hòa, ít giá trị giao thông, có một phần giá trị thủy điện.

– Phần hải đảo có tài nguyên khoáng sản giàu có.

-Khó khăn: có bão nhiệt đới và động đất, núi lửa (phần hải đảo)

Trả lời câu hỏi Địa lí 8 Bài 14

(trang 47 sgk Địa Lí 8):

Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

– Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á gồm hai phần: phần đất liền (bản đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai).

Xem thêm:  Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

(trang 47 sgk Địa Lí 8): Quan sát hình 15.1, cho biết:

– Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á?

– Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương và hai châu lục nào?

Trả lời:

– Điểm cực Bắc lấy tại điểm tận cùng về phía bắc của Mi-an-ma, gần bờ biển vịnh Ben-gan, trên biên giới của nước này với Trung Quốc, vĩ tuyến 28.5oBắc.

– Điểm cực Tây lấy tại địa điểm tận cùng phía tây Mi-an-ma, gần bờ biển vịnh Ben-gan, trên biên giới với Băng-la-đét, kinh tuyến 92oĐông.

– Điểm cực Năm lấy điểm lui về phía nam của phần tây đảo ti-mo, thuộc In-đo-nê-xi-a, vĩ tuyến 10.5oNam.

– Điểm cực Đông lấy biên giới của In-đô-nê-xi-a trên đảo I-ri-an (còn có tên Niu Ghi-nê). Đây là đảo lớn thứ nhì trên thế giới (cùng đảo ven bờ rộng 41 3000km2) sau đảo Gron – len, nằm ở phía bắc lục địa Ô-xtray-li-a, phần tây của đảo thuộc In-đô-ni-a, kéo dài đến kinh tuyến 140oĐông; phần đông của đảo thuộc nước Pa-pua Niu Ghi-nê.

– Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và hai châu lục: châu Á và châu Đại Dương.

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á – Đất liền và hải đảo

Câu 1

Quan sát hình 14.1, trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này?

Gợi ý đáp án:

– Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:

  • Bán đảo Trung Ấn: chủ yếu núi, cao nguyên, hướng núi bắc – nam, tây bắc – đông nam; bị chia sẻ mạnh bởi các thung lũng sông; đồng bằng châu thổ tập trung ở ven biển.
  • Quần đảo Mã Lai: chủ yếu núi, hướng đông – tây, đông bắc – tây nam; núi lửa; đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
Xem thêm:  Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam - Đất nước, con người

– Đồng bằng châu thổ: là vùng trồng lúa nước, nơi tập trung dân cư đông đúc, làng mạc trù phú…

Câu 2

Nêu đặc điểm gió mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng ta lại có đặc điểm khác như vậy?

Gợi ý đáp án:

– Đặc điểm gió mùa hạ, mùa đông:

  • Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.
  • Gió mùa đông: xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh.

– Gió mùa mùa hạ và mùa đông có đặc điểm khác nhau vì có nguồn gốc hình thành khác nhau.

Câu 3

Quan sát hình 14.1 và hình 15.1. Cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?

Gợi ý đáp án:

Quan sát hình 14.1 và hình 15.1 tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua

– Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông; cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.

– Chế độ nước sông thay đổi theo mùa bởi vì: phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa.

Câu 4

Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiêm diện tích lớn ở Đông Nam Á?

Gợi ý đáp án:

Vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu.

Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt, ẩm dồi dào (nhiệt độ TB >240C, độ ẩm >80%), lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm) tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới ẩm phát triển mạnh mẽ.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận