Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)

Giải Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo) là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập phần nội dung bài học và câu hỏi bài tập trang 123 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Địa lý 9 trang 123 giúp các em hiểu được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ. Soạn Địa lí 9 bài 33 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Địa 9 Bài 33 Vùng Đông Nam Bộ, mời các bạn cùng tải tại đây.

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ

1. Tình hình phát triển kinh tế

a. Công nghiệp

b. Nông nghiệp

c. Dịch vụ

Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước (cả nước = 100%)

* Điều kiện phát triển:

– Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao.

– Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển.

– Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.

* Tình hình phát triển:

– Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (34,5% năm 2002).

Xem thêm:  Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê ở nước ta

– Cơ cấu đa dạng, gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông…

– Giao thông: TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.

– Thương mại:

+ Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.

+ Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất – nhập khẩu:

→ Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ,… Trong đó, dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

→ Tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến được nâng lên.

→ Mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

Biểu đồ ỉ trọng của Đông Nam Bộ trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, năm 2003 (cả nước = 100%)

2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Một số tiêu chí của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước năm 2002 (cả nước = 100%)

– Các trung tâm kinh tế:

+ TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.

+ TP. Biên Hoà: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

+ TP. Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.

⇒ Tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

+ Vai trò: quan trọng với Đông Nam Bộ và các tỉnh phía nam, cả nước. Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Xem thêm:  Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời câu hỏi Địa 9 Bài 33

(trang 121 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 33.1 (SGK trang 121), hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.

Trả lời:

– Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước gia đoạn 1995 – 2002: tổng mức bán lẻ hàng hoá, số lượng hành khách vận chuyển, khối lượng hàng hoá vận chuyển có xu hướng giảm.

– Tuy nhiên, so với cả nước, các chỉ tiêu dịch vụ trên của Đông Nam Bộ chiếm một tỉ trọng lớn, đặc biệt tổng mức bán lẻ hàng hoá và số lượng hành khách vận chuyển.

(trang 121 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 14.1 (SGK trang 52), hãy cho biết từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?

Trả lời:

Từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông : đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường hàng không.

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 33 trang 123

Câu 1

Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?

Gợi ý đáp án

– Có TP. Hồ Chí Minh là đầu môi giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.

– Dân số đông, mức sống người dân khá cao.

– Có nhiều đô thị lớn.

– Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.

– Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.

– Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng (bãi biển, vườn quốc gia,di tích văn háo – lịch sử). Hoạt động du lịch biển diễn ra sôi động quanh năm TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước.

Câu 2

Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh nảm hoạt động nhộn nhịp?

Xem thêm:  Địa Lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Gợi ý đáp án 

Tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hoạt động nhộn nhịp quanh năm do:

+ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân (hơn 7 triệu dân), mức sống tương đối cao, số người làm dịch vụ và công nghiệp đông, nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái lớn.

+ Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi đến các trung tâm du lịch trên bằng đường bộ (quốc lộ 1, 51, 20), đường biển (đến Vũng Tàu, Nha Trang), đường không (đến Nha Trang, Đà Lạt), đường sắt (đến Nha Trang) rất thuận lợi.

Cả 4 địa điểm có vị trí thuận lợi để có thể phát triển du lịch theo tuyến.

+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn, dịch vụ du lịch được tổ chức tốt, có nhiều công ty du lịch lớn.

+ Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu là các điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Câu 3

Dựa vào bảng 33.4 (SGK trang 123), hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

Gợi ý đáp án

+ Xử lý số liệu:

Tỉ trọng diện tích dân số GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 (%)

Diện tích Dân số GDP
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 39,3 39,3 65,0
Ba vùng kinh tế trọng điểm 100,0 100,0 100,0

Vẽ biểu đồ

bai 3 trang 123 sgk dia li 9

Biểu đồ: Tỉ trọng, diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.

– Nhận xét:

+ Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 39,3% diện tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới 65% giá trị GDP.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận