GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

Giải GDCD 8 Bài 5 là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 14, 15 bài Pháp luật và kỉ luật được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải bài tập GDCD 8 bài 5 trang 14, 15 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải GDCD 8 bài 5 Pháp luật và kỉ luật mời các bạn cùng tải tại đây.

Khái quát nội dung câu chuyện

– Vũ Xuân Trường tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển ma trúy xuyên Thái Lan – Lào – Viêt Nam. Chúng lợi dụng phương tiện của cán bộ công an. Mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước.

– Hậu quả: Tốn tiền của, gia đình tan nát, hủy hoại nhân cách con người. Cán bộ thoái hóa, biến chất. Chúng bị trừng phạt: 8 án tử hình, 6 án trung thân, 2 án 20 năm tù giam…

– Dũng cảm mưu trí, vượt khó khăn trở ngại, vô tư, trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính kỉ luật.

=> Ý nghĩa: Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Tránh xa tệ nạn ma túy. Giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. Có lối sống lành mạnh.

Xem thêm:  GDCD 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

Tóm tắt lý thuyết bài Tôn trọng người khác

1) Khái niệm:

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người

2) Ý nghĩa:

Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh.

Trả lời gợi ý Bài 5 trang 14 GDCD 8

a) Theo em, Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?

Gợi ý đáp án

– Vũ Xuân Trường và đồng bọn tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển xuyên ma túy Thái Lan – Lào – Việt Nam.

– Chúng đã lợi dụng cán bộ và phương tiện của lực lượng của công an, của cơ quan nhà nước;

– Chúng đã buôn bán, vận chuyển hàng tạ thuốc phiện, hàng trăm kg hê-rô-in vào Việt Nam để tiêu thụ;

– Dùng tiền để mua chuộc dụ dỗ cán bộ nhà nước

b) Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào?

Gợi ý đáp án

  • Chúng gieo rắc “cái chết trắng”
  • Hủy hoại nhân cách của con người.
  • Làm thoái hóa biến chất một số cán bộ trong đó có cả cán bộ của ngành công an.
  • Nhiều gia đình tan nát.

– Chúng đã bị pháp luật trừng trị

22 bị cáo với nhiều tội danh bị tòa tuyên phạt 8 án tử hình, 6 án tù chung thân, 2 án 20 năm tù; số còn lại từ 1 đến 9 năm tù giam và bị phạt tiền và tịch thu tài sản.

c) Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?

Xem thêm:  GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Gợi ý đáp án

  • Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
  • Thực hiện đúng những lời Bác Hồ đã càn dặn đối với chiến sĩ công an.
  • Dũng cảm, mưu trí, vượt qua khó khăn trở ngại.
  • Luôn giữ phẩm chất trong sáng của người chiến sĩ công an nhân dân.
  • Tôn trọng pháp luật, có tính kỉ luật cao.

d) Người học sinh có cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Tại sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.

Gợi ý đáp án

– Học sinh rất cần có tính kỉ luật:

– Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt..

– Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội ổn định, bình yên.

Giải bài tập GDCD 8 Bài 5 trang 15

Câu 1

Có người cho rằng, pháp luật chỉ cần với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn đối với những người có ý thức kỉ luật thì pháp luật là không cần thiết. Ọuan niệm đó đúng hay sai ? Tại sao ?

Gợi ý đáp án

Quan niệm đó không đúng.

Vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động – tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội.

Câu 2

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không ? Tại sao ?

Gợi ý đáp án

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật

Xem thêm:  GDCD 8 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước.

Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có những quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện.

Câu 3

Trong những buổi sinh hoạt Đội, có một số bạn đến chậm :

a) Chi đội trưởng nhắc nhở, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật Đội.

b) Các bạn nói trên giải thích lại : Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến chậm là thiếu kỉ luật.

Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến chậm ? Vì sao ?

Gợi ý đáp án

Em đồng tình với hành vi của chi đội trưởng, vì đội là một tổ chức xã hội, có những quy định, thống nhất để hành động, đi họp chậm (không có lý do chính đáng) là thiếu kỉ luật đội.

Câu 4

Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không ? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?

Gợi ý đáp án

– Tắc nghẽn giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân thuộc về ý thức của người tham gia giao thông như:

  • Không đi đúng phần đường quy định,
  • Lạng lách,
  • Vượt ẩu,
  • Chở những vật cồng kềnh…

– Biện pháp khắc phục là mọi công dân cần chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Công an điều khiển giao thông phải thực hiện nghiêm minh, đúng pháp luật về an toàn giao thông.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập