Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Kể về nhân vật lịch sử “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Võ Nguyên Giáp là một vị tướng huyền thoại của Quân đội Việt Nam. Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được Download.vn giới thiệu.

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Dưới đây sẽ gồm dàn ý và 2 bài văn mẫu lớp 7. Mời tham khảo để có thêm ý tưởng hay cho bài viết của mình.

Dàn ý sự việc có thật liên quan đến đại tướng Võ Nguyên Giáp

(1). Mở bài

Giới thiệu về nhân vật: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

(2). Thân bài

  • Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).
  • Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.
  • Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Những phẩm chất tốt đẹp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

(3). Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết đối với nhân vật: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sự việc có thật liên quan đến đại tướng Võ Nguyên Giáp – Mẫu 1

Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh. Rất nhiều vị anh hùng đã góp phần làm nên lịch sử của dân tộc. Một trong số đó phải kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Xem thêm:  TOP 9 bài Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng - Tập làm văn lớp 5

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn. Ông sinh năm 1911, mất năm 2013. Quê tại làng An Xá, nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, nên từ nhỏ đã được giáo dục về lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương, đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao cho nắm giữ trọng trách quan trọng. Chuyện kể rằng cuối năm 1954, Ban Thường vụ T.Ư quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận. Trước khi ra mặt trận, Bác Hồ có hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”. Đại tướng trả lời: “Thưa Bác, chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề gì quan trọng, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị!”. Bác bảo: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Bác căn dặn: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh!”.

Nhờ có sự tin tưởng tuyệt đối của Bác Hồ đã củng cố quyết tâm thực hiện phương châm tác chiến phải “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng. Kết quả là chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi vẻ vang.

Xem thêm:  Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc? - Luật Hoàng Phi

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông đã trở thành tấm gương sáng ngời để thế hệ sau noi theo.

Sự việc có thật liên quan đến đại tướng Võ Nguyên Giáp – Mẫu 2

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cuộc đời của ông là một tấm gương tiêu biểu để mỗi người dân Việt Nam noi theo.

Tháng 11 năm 1983, Đại tướng có về quê và ghé thăm trường cấp 3 Lệ Thủy. Ông nhận được sự chào đón của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường. Lúc đó, Đại tướng đã rẽ đám đông đến trước một ông già thấp đậm, quắc thước, râu tóc bạc trắng và cất tiếng hỏi:

– Tôi trông cụ quen quen? Có phải cụ là Choạc không?

Cụ già mới lúng túng đáp:

– Thưa ngài… đúng ạ!

Đại tướng liền nói:

– Xin cụ đừng gọi như vậy. Năm nay cụ bao nhiêu tuổi?

– Dạ thưa, tôi đã bảy mươi mốt tuổi.

Đại tướng tiếp lời:

– Tôi bảy mươi ba, chúng ta là bạn đồng niên.

Đến khi Đại tướng rời đi, mọi người mới nghe kể lại. Ông Lê Choạc khi còn trẻ thường đi cấy, gặt thuê, trong đó có nhà cụ Võ Quang Nghiêm. Vào các dịp nghỉ hè, cậu Giáp học ở Huế thường về quê. Dù đã nửa thế kỉ trôi qua, trong đám đông, Đại tướng vẫn nhận ra người quen cũ.

Xem thêm:  Mẫu đơn xin vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh năm 2023

Có thể thấy, Đại tướng là một con người trọng tình nghĩa, tài đức vẹn toàn. Ông chính là tấm gương sáng ngời cho thế hệ sau học tập.