Lịch sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Photo of author

By THPT An Giang

Giải Lịch Sử lớp 6 bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng trong SGK Lịch sử 6 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài 16 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến đầu thế kỉ X Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT An Giang:

Lịch Sử 6 Bài 16: Các Cuộc Khởi Nghĩa Tiêu Biểu Giành Độc Lập Trước Thế Kỉ X

Phần Mở Đầu

❓Em có biết, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã tìm “trăm phương ngàn kế” để áp đặt ách cai trị đối với nước ta. Những thực tế lịch sử có thuận theo ý đồ của họ không? Em suy nghĩ gì về lời “phàn nàn” của Thái thú người Hán: Dân xứ ấy rất khó cai trị?

Trả lời:

Lịch sử đã chứng minh, dù các triều đại phong kiến phương Bắc có dùng trăm phương ngàn kế thì nhân dân ta với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất đã giành được độc lập sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Việt Nam với cái nôi của nghề nông làm lúa nước, nên những truyền thống tính cộng đồng đặc biệt là vai trò của làng xã đã đi sâu vào câu hỏi của người Việt, người ta thường nói “phép vua còn thua lệ làng”, do đó lời phàn nàn của thái thú người Hán là hoàn toàn có cơ sở và đây cũng là yếu tố giúp nhân dân Việt Nam không những không bị đồng hóa mà còn giữ gìn được truyền thống và phong tục tập quán của người Việt.

Phần Nội Dung Bài Học

1. Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng

❓Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Trả lời:

Nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng:

  • Mùa xuân năm 40, do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán đã làm cho nhân dân ta ở khắp nơi đều căm phẫn, muốn nổi dậy chống lại.
  • Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, có lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược sâu sắc.
  • Để đền nợ nước, trả thù, nhà Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa.

❓Hãy trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên lược đồ hình 2 (tr71).

Trả lời:

  • Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.
  • Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa.
  • Nghĩa quân tiếp tục tấn công thành Luy Lâu và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ.
  • Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
  • Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự quyết liệt trong gần 1 năm, nhưng do thế giặc mạnh, nên buộc phải rút quân về Hát Môn; Hai Bà Trưng hy sinh xuống sông Hát tuẫn tiết (năm 43); cuộc khởi nghĩa thất bại.
Xem thêm:  Địa lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?

❓Đoạn tư liệu 1 và hình 3 cho em biết điều gì về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tình thế của chính quyền đô hộ.

Trả lời:

Khí thế của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và tình thế của chính quyền đô hộ:

  • Khí thế hùng dũng, oai phong, mãnh liệt cùng lòng yêu nước, căm thù giặc sục sôi đã giúp Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thành công.
  • Tình thế quân đô hộ rơi vào cảnh thất bại, liên tục mất các căn cứ, bị chiếm trụ sở. “Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy. Để thoát thân, Tô Định phải cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Tương truyền người Việt đương thời vẫn có tục lệ phổ biến là cạo tóc, nên Tô Định làm như vậy để bắt chước cho khỏi bị phát hiện trên đường trốn”.

❓Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Trả lời:

  • Kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
    • Giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (năm 40 – 42).
    • Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại.
  • Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
    • Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt ở thời kì Bắc thuộc.
    • Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
    • Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

2. Khởi Nghĩa Bà Triệu

❓Nêu nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

Trả lời:

Nguyên nhân và mục đích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

  • Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô.
  • Mục đích: Chống lại ách thống trị, đòi lại đất nước, bảo vệ cuộc sống người dân.

❓Hãy trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

Trả lời:

  • Diễn biến chính:

    • Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ.
    • Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam. Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
    • Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử 8.000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại khu vực núi Tùng (Thanh Hoá).
  • Ý nghĩa:

    • Làm rung chuyển chế độ đô hộ.
    • Thức tỉnh tinh thần dân tộc.
    • Tạo đà cho cuộc khởi nghĩa Lý Bí sau này.
Xem thêm:  Lịch sử 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

3. Khởi Nghĩa Lý Bí và Sự Thành Lập Nước Vạn Xuân

❓Dựa vào sơ đồ hình 5, hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí và công cuộc bảo vệ nước Vạn Xuân.

Trả lời:

Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

  • Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình. Hào kiệt ở khắp nơi kéo về hưởng ứng: Tinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Túc,…
  • Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận huyện.
  • Tháng 4/542, nhà Lương cử quân sang đàn áp, bị nghĩa quân đánh bại, giải phóng được Hoàng Châu.
  • Đầu năm 543, nhà Lương đàn áp lần hai.
  • Nghĩa quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố và giành thắng lợi.

❓Khai thác sơ đồ hình 5 và tư liệu trên, hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

Trả lời:

  • Kết quả:

    • Giành được chính quyền trong thời gian ngắn (542 – 603), lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân (544).
    • Năm 603, nhà Tùy đưa quân sang xâm lược, nhà nước Vạn Xuân sụp đổ.
  • Ý nghĩa:

    • Chứng tỏ tinh thần yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.
    • Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích…

4. Khởi Nghĩa Mai Thúc Loan

❓Hãy trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên lược đồ.

Trả lời:

Diễn biến chính:

  • Năm 713: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ (Nghệ An- Hà Tĩnh).
  • Khởi nghĩa lan rộng, được cả nhân dân Cham-pa, Chân Lạp hưởng ứng.
  • Quân khởi nghĩa đánh ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, giải phóng đất nước.
  • Năm 722: Mai Thúc Loan xây thành Vạn An (quốc đô).
  • Năm 722: Nhà Đường mang quân sang đàn áp, khởi nghĩa thất bại.

❓Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?

Trả lời:

Sau khi cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn.

  • Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.
  • Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.

5. Khởi Nghĩa Phùng Hưng

❓Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

Trả lời:

  • Nguyên nhân: Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ.
  • Kết quả: Khởi nghĩa thất bại nhưng đã giành quyền làm chủ trong 9 năm
  • Ý nghĩa:
    • Khẳng định quyết tâm giành lại độc lập dân tộc, tự chủ, mong muốn dân tộc được hòa bình, tự do của người Việt.
    • Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược.
    • Mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau.
Xem thêm:  Địa lí 6 Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Phần Luyện Tập Và Vận Dụng

Câu 1

❓Hãy lập bảng hệ thống các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, và Phùng Hưng theo gợi ý sau: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có), kết quả, ý nghĩa.

Hai Bà Trưng Bà Triệu Lý Bí Mai Thúc Loan Phùng Hưng
Thời gian bùng nổ Năm 40 – 43 Năm 248 Năm 542 – 603 Năm 713 – 722 Cuối thế kỉ VIII
Nơi đóng đô Mê Linh Căn cứ ở núi Nưa Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch Thành Vạn An (Nghệ An) Phủ Tống Bình (Hà Nội)
Kết quả Thất bại Thất bại Thất bại Thất bại Thất bại
Ý nghĩa – Chứng tỏ tinh thần bất khuất của người Việt
– Tạo tiền đề cho việc khôi phục độc lập, tự chủ sau này
– Làm rung chuyển chính quyền đô hộ
– Góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc
– Lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta
– Nước Vạn Xuân ra đời còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có vua ngang với Trung Hoa
– Là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc – Khẳng định quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ của người Việt
– Mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau

Câu 2

❓Từ kết quả của bài tập 1 và dựa vào kiến thức đã học, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta?

Trả lời:

Trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân ta đã rất anh dũng, kiên cường chống trả lại quân xâm lược. Có một ý chí lớn mạnh không chịu khuất phục, gục ngã trước sự tàn bạo, độc ác của quân đô hộ. Tất cả chứng tỏ nhân dân ta đoàn kết, đồng lòng và có tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt.

Câu 3

❓Em hãy tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo và internet để biết hiện nay có những con đường, trường học, di tích lịch sử nào được mang tên Hai Bà Trưng, Lý Bí và Mai Thúc Loan. Điều này gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

  • Một số con đường, trường học, di tích lịch sử mang tên các anh hùng dân tộc:

    • Con đường: Phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội), Phố Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội), Phố Lý Nam Đế (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội), Đường Mai Thúc Loan (Cửa Lò – Nghệ An).
    • Trường học: Trường THCS Hai Bà Trưng (số 94, đê Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trường THCS Triệu Thị Trinh (thôn Bình Thạnh, xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), Trường THCS Lý Nam Đế (xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Trường THCS Mai Thúc Loan (thôn Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Bình Thuận).
    • Di tích lịch sử: Đền thờ Hai Bà Trưng (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội), Đền thờ Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Đền thờ Lý Nam Đế (xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), Đền thờ Mai Thúc Loan (xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh).
  • Việc sử dụng tên các anh hùng dân tộc để đặt tên cho địa danh (con đường, trường học…) nhằm tỏ lòng biết ơn, gợi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.