Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014

Thi hành án dân sự là hoạt động đảm bảo cho bản án, quyết định của tòa án được thực hiện trong thực tế. Là hoạt động có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trong xã hội và cũng là biện pháp sử dụng quyền lực nhà nước, vì vậy, việc ban hành Luật thi hành án dân sự là cần thiết để tạo cơ chế hoạt động hiệu quả, hợp lý.

Phù hợp với sự phát triển của lịch sự pháp luật thi hành án quốc gia và thông lệ quốc tế về thi hành án dân sự, Luật Thi hành án dân sự 2008 ra đời đã cho thấy sự chú trọng, quan tâm của nhà nước đối với lĩnh vực đặc biệt này, nhằm đảm bảo các bản án, quyết định được thực hiện.

Luat thi hanh an dan su moi nhat

Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 hợp nhất: Nội dung, hiệu lực thi hành
 

* Tải Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 hợp nhất TẠI ĐÂY
 

Xem thêm:  Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa 2023 thông dụng

1. Luật Thi hành án dân sự mới nhất

– Luật Thi hành án dân sự 2008 được Quốc hội Khóa XII thông qua vào ngày 14/11/2008, có hiệu lực ngày 01/7/2009.

– Ngày 25/11/2014, Luật sửa đổi, bổ sung một điều Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội khóa XIII thông qua và có hiệu lực ngày 01/7/2015. Hay còn gọi là Luật thi hành án 2014.

=> Như vậy, hiện nay, Luật Thi hành án dân sự mới nhất là Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014.

– Để thuận tiện cho việc theo dõi, tra cứu, Văn phòng quốc hội đã ban hành Văn bản hợp nhất Luật thi hành án dân sự vào ngày 1/6/2018.

– Nghị định hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự: Nghị định 62/2015/NĐ-Cp và Nghị định 33/2020/NĐ-CP.
 

2. Phạm vi điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự

– Phạm vi điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự 2008 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật 2014, trong đó nêu rõ các nội dung sau:

+ Nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự; các nội dung về tài sản trong bản án quyết định hình sự, hành chính của Tòa án; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản; quyết định của Trọng tài thương mại.

+ Hệ thống tổ chức của Cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên.

+ Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

Xem thêm:  Mức phạt lỗi không gương chiếu hậu 2023

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự.

– Để điều chỉnh hết các nội dung trên, Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 được tổ chức thành 9 Chương với 183 Điều.

luat thi hanh an dan su 2008 sua doi bo sung 2014 hop nhat

Luật Thi hành án dân sự điều chỉnh những nội dung gì? Chi tiết nghị định hướng dẫn Luật thi hành an dân sự, cập nhật mới nhất
 

3. Nội dung cơ bản của Luật Thi hành án dân sự

– Các nội dung quan trọng về thi hành án dân sự đều được sửa đổi bổ sung tại Luật năm 2014, trong đó cần lưu ý một số các nội dung chủ yếu như:

+ Quyền, nghĩa vụ của đương sự trong thi hành án dân sự, bao gồm người được thi hành án; người phải thi hành án và người có quyền, lợi ích liên quan.

+ Thủ tục thi hành án dân sự: quy định về chuyển giao bản án, quyết định; tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án; thẩm quyền thi hành án; xác minh điều kiện thi hành án; Thời hạn tự nguyện thi hành án;

+ Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên.

+ Các biện pháp bảo đảm thi hành án: Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ;..

+ Cưỡng chế thi hành án dân sự: Chi phí cưỡng chế; phân chia tài sản chung để thi hành án;…

Việc nắm bắt được các nội dung cơ bản còn có thể dựa trên phạm vi điều chỉnh của Luật Thi hành án dân sự.

Xem thêm:  Mức phạt chậm nộp thuế TNCN, GTGT 2022

Ở góc độ của cá nhân đương sự trong thi hành án dân sự, cần lưu ý đến Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2008 về thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự; Điều 7 Luật Thi hành án dân sự 2008 được bổ sung bởi Luật 2014 về quyền yêu cầu thi hành án.
 

4. Một số vướng mắc, bất cập trong quy định của Luật Thi hành án dân sự

– Tại Hội thảo về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn, Tổng cục Thi hành án dân sự trong báo cáo của mình có nêu về việc tiếp nhận về 154 vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Thi hành án dân sự.

– Một số các vướng mắc, bất cập cụ thể:

+ Chưa có văn bản giải thích cụ thể về “thấy cần thiết” trong quy định tại Điều 35, Khoản 2 Luật 2008 đã sửa đổi, bổ sung.

+ Quy định về bảo quản tài sản thi hành án cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án hoặc người đang sử dụng, bảo quản có thể gây khó khăn trong việc bán đấu giá tài sản.

+ Không có chế tài xử lý trong trường hợp người phải thi thi hành án và những người khác có quyền sở hữu chung đối với tài sản mà không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc chia tài tài sản để thi hành án.

+ Khó khăn trong kê biên, xử lý tài sản thi hành án của hộ gia đình.

Dựa trên Luật thi hành án dân sự hiện hành, Taimienphi.vn mang đến cho độc giả những nội dung chủ yếu cần lưu ý, đảm bảo cho khả năng tra cứu và tuân thủ pháp luật một cách chính xác, hiệu quả.

https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-thi-hanh-an-dan-su-73834n.aspx
Tiếp theo, độc giả có thể theo dõi thêm một số văn bản luật khác như: Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thừa kế đất đai, Luật thừa kế tài sản,… và bỏ túi nhiều kiến thức pháp luật hữu ích.

Từ khoá liên quan:

Luat thi hanh an dan su

, luật thi hành án dân sự 2008, luật thi hành án dân sự hợp nhất,

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Pháp Luật

Viết một bình luận