Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tiếng Việt Lớp 4 tập 1

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Luyện từ và câu lớp 4 mở rộng vốn từ “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 48, 49. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 5 cho học sinh của mình.

Với 5 câu hỏi trắc nghiệm trong bài viết dưới đây, còn giúp các em luyện tập thật tốt phần mở rộng Vốn từ Trung thực, Tự trọng. Bên cạnh đó, có thể tham khảo bài Tập đọc Những hạt thóc giống, Gà Trống và Cáo của tuần 5. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:

Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 48, 49

Câu 1

Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực

M: – Từ cùng nghĩa : thật thà.

– Từ trái nghĩa: gian dối.

Trả lời:

Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực…

Xem thêm:  Tập làm văn lớp 3: Kể về một ngày hội ở quê em Dàn ý & 70 bài văn

Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc…

Câu 2

Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực. 

Trả lời:

Đặt câu:

  • Tô Hiến Thành là người rất chính trực.
  • Sự dối trá bao giờ cũng đáng ghét.

Câu 3

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?

a) Tin vào bản thân mình.

b) Quyết định lấy công việc của mình.

c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.

Trả lời:

Ý c: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.

Câu 4

Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?

a) Thẳng như ruột ngựa.

b) Giấy rách phải giữ lấy lề.

c) Thuốc đắng dã tật.

d) Cây ngay không sợ chết đứng.

e) Đói cho sạch, rách cho thơm.

Trả lời:

Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực.

Các thành ngữ, tục ngữ b, e: nói về lòng tự trọng.

Trắc nghiệm Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng

Câu 1: Trong các câu sau câu nào có từ cùng nghĩa với từ trung thực?

A. Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành nổi tiếng là một vị quan vô cùng chính trực.B. Trong truyện cổ tích, cáo thường là con vật vô cùng gian ngoanC. Trên đời này, không có gì tệ hại hơn dối tráD. Lừa dối người khác cuối cùng sẽ chẳng còn ai dám tin tưởng mình nữa đâu

Xem thêm:  Phân phối chương trình học lớp 5 đầy đủ các môn 2020 - 2021

Đáp án: A

Câu 2: Trong các câu sau câu nào có từ trái nghĩa với từ trung thực?

A. Anh ấy là một người rất bộc trựcB. Những người thẳng tính thường dễ làm mất lòng người khácC. Học sinh không nên gian lận trong thi cửD. Lan cúi đầu, chân thành cảm ơn người ta giúp đỡ em bấy lâu nay

Đáp án: C

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?

A. Tin vào bản thân mìnhB. Quyết định lấy công việc của mìnhC. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mìnhD. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác

Đáp án: C

Câu 4: Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực?

1. Thẳng như ruột ngựa2. Giấy rách phải giữ lấy lề3. Thuốc đắng dã tật4. Cây ngay không sợ chết đứng5. Đói cho sạch, rách cho thơm

Đáp án: 1, 3, 4