Nghị luận học đi đôi với hành hay nhất – Luật Hoàng Phi

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” Nghị luận về học đi đôi với hành “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

“Học” là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. “Hành” là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay làm sinh động nó. Sau đây luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn làm bài văn nghị luận học đi đôi với hành.

Dàn ý nghị luận học đi đôi với hành

Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Học đi đôi với hành.

Thân bài

a. Giải thích

Học: quá trình tích lũy, trau dồi những kiến thức trong sách vở thành kiến thức của riêng mình thông qua việc giảng dạy của thầy cô giáo hoặc những người có chuyên môn.

Hành: thực hành, áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn để rút ra bài học chân thực nhất cho bản thân và tiến bộ hơn.

Học và hành là hai yếu tố quan trọng cần cùng song hành với nhau để giúp con người hoàn thiện, phát triển bản thân tối ưu nhất.

b. Phân tích

Việc học lí thuyết rất quan trọng. Chính nhờ có học mà con người mới thông tuệ trong mọi lựa chọn và giải quyết vấn đề của cuộc sống. Cùng với đó, chúng ta cần vận dụng lý thuyết vào để rèn luyện, làm thật nhiều bài tập để trở nên nhuần nhuyễn hơn với bài học đó và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

Học ở đây không có nghĩa chỉ là học trong phạm vi nhà trường, mà học có nghĩa là học mọi lúc mọi nơi. Bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào và bất cứ người nào ta cũng phải học hỏi.

Học hành không những cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người học lí thuyết ở sách vở và áp dụng vào thực tiễn đạt thành công để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực.

d. Liên hệ bản thân

Là người học sinh, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công khoa học và công nghệ hiện đại và tích cực lao động cần cù sáng tạo.

Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: phương pháp Học đi đôi với hành.

Nghị luận học đi đôi với hành mẫu 1

“Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu.

“Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường.

Xem thêm:  Bài viết số 6 lớp 11 đề 5: Nghị luận làm thế nào để môi trường sống

Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn.

Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Nghị luận học đi đôi với hành mẫu 2

Học hành là việc cả đời người. Nhưng không phải ai cũng biết phương pháp học đúng đắn để đem lại kết quả cao. Bằng chứng là kết quả học tập của mỗi người lại ở một mức khác nhau, thậm chí cùng một môi trường học tập, cùng một người dạy dỗ song kết quả lại hoàn toàn trái ngược nhau. Tuy nhiên, từ xưa đến nay tất cả những người thành công trong học tập đều tâm đắc với phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay: phương pháp học đi đôi với hành.

Học là sự tích lũy vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là động vật bậc cao biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lí thuyết đã được học bằng việc làm thực tế. Học đi đôi với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rửa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nổi bài hay không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc vận dụng những lí thuyết đã học nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững những vấn đề mà phần lí thuyết đó đề cập đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học môn Hóa học ở trường, ta phải kết hợp với việc làm thí nghiệm để nắm vững những tính chất hóa học của các chất hóa học, hay học môn tiếng Anh, ta phải luyện nói với người nước ngoài thật nhiều để nâng cao kĩ năng nói. Có thể nói rằng, học đi đôi với hành là phương pháp học tối ưu nhất cho mọi môn học.

Bên cạnh đó, “Hành” là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào thực tế, là đem những kiến thức đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay làm sinh động nó để dễ nhớ. “Hành” là đem những thí nghiệm vật lí đi làm để kiểm nghiệm, là đem công thức món ăn đã học trên mạng ra làm thử ra thành phẩm, là đi thực tế để trải nghiệm những kiến thức địa lí chỉ có trong sách. Trước hết, có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định đến việc có được kiến thức, nhưng “hành” mới là cái cốt lõi quyết định việc kiến thức ấy có đi theo chúng ta suốt được không. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như cơ bản ta đã nắm được. Nhưng cả đời người không thể quên được những kiến thức mà ta chính bản thân mình trải qua.

Vậy tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Ta không thể đi thực hành nếu như không học qua lí thuyết, ta cũng không thể nắm vững nếu như không thông qua thực hành để kiểm nghiệm. Vì vậy, học đi đôi với hành là phương châm tối ưu và ưu Việt nhất.

Xem thêm:  Toán lớp 4 trang 136 Phép chia phân số

Ai cũng biết rằng, nếu chỉ biết học lí thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, không thua kém gì nước bạn, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc giữa chừng. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế cơ bản. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một CV xin việc tử tế,… học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lí thuyết mà còn phải biết áp dụng những lí thuyết đó phục vụ thực tế để kiến thức ấy phục vụ cho cuộc sống chúng ta.

Mặt khác, có lúc những lí thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, chuyên hơn giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lí thuyết xa vời thực tế. Chính vì vậy, học phải đi đôi với hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho xã hội.

Khổng Tử là một bậc thầy về giáo dục, trong quan niệm về giáo dục, ông luôn đề cao việc học phải đi đôi với hành, và đúng như vậy, Khổng Tử đã trở thành một đức thánh hiền của Trung Quốc. Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lý có nghĩa là không học thì không biết đâu là phải. Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.

“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết mãi mãi là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ. Học chỉ khi đi đôi với hành mới có thể phát huy hết những kiến thức đã học. Thực hành cũng phải thông qua lí thuyết để nắm vững một cách chính xác.

Nghị luận học đi đôi với hành mẫu 3

Học đi đôi với hành là một nguyên tắc quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống. Việc học tập giúp chúng ta tích lũy kiến thức, kỹ năng và cải thiện sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, hành động cũng là một phần quan trọng trong quá trình học tập. Chỉ khi kết hợp cả hai, chúng ta mới có thể đạt được thành công thực sự.

Trong quá trình học tập, việc hành động giúp chúng ta thực hành những kiến thức và kỹ năng đã học, từ đó trở nên thành thạo hơn. Việc luyện tập cũng giúp củng cố và tăng cường niềm tin vào khả năng của bản thân, đồng thời cải thiện sự tự tin và sự động lực để tiếp tục học tập.

Xem thêm:  Giải Bài Tập Vật Lí 12 - Bài 8: Giao thoa sóng

Ngoài ra, hành động còn giúp chúng ta tạo ra những kết quả đáng kể và cụ thể, từ đó giúp chúng ta đánh giá được sự tiến bộ và hoàn thiện bản thân. Hành động là yếu tố quan trọng giúp chúng ta khám phá thế giới, tìm kiếm kinh nghiệm, tạo ra những ý tưởng mới và phát triển tư duy sáng tạo.

Tuy nhiên, nếu chỉ hành động mà không học tập, chúng ta sẽ không hiểu rõ vấn đề và sẽ không tạo ra những kết quả tốt nhất. Hành động không đi kèm với kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn, thậm chí có thể gây hại cho chúng ta và xã hội.

Vì vậy, học và hành động phải đi đôi với nhau để đạt được thành công trong cuộc sống. Chúng ta cần tiếp thu kiến thức, áp dụng chúng vào thực tế, luyện tập và cải thiện từng ngày. Bằng việc kết hợp học và hành động, chúng ta có thể trở nên thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Nghị luận học đi đôi với hành mẫu 4

Trong cuộc sống, học và hành động luôn đi đôi với nhau để đạt được thành công và hạnh phúc. Học là việc tích lũy kiến thức, tìm hiểu, khám phá thế giới và cải thiện sự hiểu biết về mọi thứ xung quanh ta. Trong khi đó, hành động là việc thực hiện những điều đã học để đạt được kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu chỉ học mà không hành động, chúng ta sẽ không đạt được thành công trong cuộc sống. Chúng ta cần thực hành những gì đã học để cải thiện khả năng và kỹ năng của bản thân, từ đó đạt được sự tiến bộ và hoàn thiện bản thân.

Ngược lại, nếu chỉ hành động mà không học tập, chúng ta sẽ không thể hiểu rõ và đạt được kết quả tốt nhất. Chúng ta cần có kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc để thực hiện những hành động có ý nghĩa và đạt được kết quả tốt nhất.

Để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta cần kết hợp học và hành động. Chúng ta cần học tập, tìm hiểu, tích lũy kiến thức và kỹ năng, áp dụng chúng vào thực tế và thực hiện những hành động để đạt được kết quả tốt nhất. Việc kết hợp học và hành động giúp chúng ta trở nên thành thạo và tự tin hơn trong cuộc sống.

Nghị luận học đi đôi với hành mẫu 5

Học và hành động cũng có mối quan hệ tương đồng như ý thức và hành động. Nếu ta không có ý thức tốt, ta sẽ không thể thực hiện được hành động đúng đắn. Tương tự, nếu ta không có kiến thức và sự hiểu biết đầy đủ về một vấn đề, ta sẽ không thể thực hiện hành động đúng cách.

Ngoài ra, việc học và hành động còn giúp chúng ta phát triển tư duy và sự sáng tạo. Khi ta học tập và tìm hiểu, ta sẽ khám phá ra những thông tin mới, mở rộng tầm nhìn và tăng cường khả năng tư duy. Từ đó, ta có thể sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới để thực hiện những hành động đúng đắn và có ý nghĩa.

Với việc kết hợp học và hành động, chúng ta có thể trở thành những người tự tin, năng động và sáng tạo trong cuộc sống. Điều quan trọng là ta cần duy trì sự cân bằng giữa học và hành động, để không bị sa vào hai trạng thái cực đoan: chỉ học mà không hành động hoặc chỉ hành động mà không học tập.

Học và hành động là hai yếu tố quan trọng để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Việc kết hợp học và hành động giúp chúng ta phát triển kiến thức, kỹ năng, tư duy và sáng tạo, từ đó thực hiện những hành động đúng đắn và có ý nghĩa.

Trên đây là nội dung bài viết Nghị luận học đi đôi với hành, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.