TOP 20 đề ôn thi học kì 1 môn Văn 6 sách Kết nối tri thức (Có ma trận)

Photo of author

By THPT An Giang

Chào mừng bạn đến với blog chia sẻ Trường THPT An Giang trong bài viết về ” ôn văn lớp 6 “. Chúng tôi sẽ cung cấp và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho bạn.

TOP 20 đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ Văn 6 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, có bảng ma trận kèm theo. Qua đó,giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập học kì 1 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 20 Đề thi học kì 1 môn Văn 6 KNTT, còn giúp các em học sinh lớp 6 nắm được cấu trúc, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý, để đạt kết quả cao trong bài thi học kì 1 năm 2022 – 2023. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Đề ôn thi kì 1 môn Ngữ Văn 6 sách Kết nối tri thức – Đề 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ……

TRƯỜNG THCS ………………………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2022 – 2023

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ tôi, tôi cất giọng véo von:

Cái Cò, cái Vạc, cái NôngBa cái cùng béo, vặt lông cái nào?Vặt lông cái Cốc cho taoTao nấu, tao nướng, tao xào, tao ăn.

Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:

– Đứa nào cạnh khoé gì tao thế? Đứa nào cạnh khoé gì tao thế?

Tôi chui tọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn:

Xem thêm:  Các Phương Pháp Nhân Giống Cây Ăn Quả Phổ Biến Hiện Nay

– Mày nói gì?

– Lạy chị, em nói gì đâu! Rồi Dế Choắt lủi vào.

– Chối hả? Chối này! Chối này!

Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. Rúc trong hang mà bị trúng hai mỏ, Choắt quẹo xương sống, lăn ra kêu váng. Núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít. Nhưng đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.”

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)

Câu 1 (1 điểm): Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (2 điểm): Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn.

Câu 3 (2 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn văn trên.

Phần 2: Tập làm văn (5,0 điểm)

Từ văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn…”, em hãy tưởng tượng để viết bài văn kể và miêu tả lại cảm xúc của nhân vật Cáo sau khi từ biệt Hoàng tử bé.

Đề ôn thi kì 1 môn Ngữ Văn 6 sách Kết nối tri thức – Đề 2

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ……

TRƯỜNG THCS ………………………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2022 – 2023

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)

Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ

A. năm chữB. bảy chữC. tự doD. lục bát

Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau?

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có.

Xem thêm:  Kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu (7 mẫu) - Lớp 4

Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé?

A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con.B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em).C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ.

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?

A. Điệp ngữB. Điệp cấu trúcC. Ẩn dụD. So sánhE. Nhân hoáF. Đảo ngữ

Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em?

Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì?

Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?

Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng” còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ”? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dùng để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng.

Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó.

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)

Viết bài văn tả cảnh gói bánh chưng ngày tết.

Đề ôn thi kì 1 môn Ngữ Văn 6 sách Kết nối tri thức – Đề 3

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ……

TRƯỜNG THCS ………………………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2022 – 2023

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi:

Xem thêm:  Top 7 mẫu chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay

Biết rằng xa lắm Trường SaTrùng dương ấy tôi chưa ra lần nàoViết làm sao, viết làm saoCâu thơ nào phải con tàu ra khơi Thế mà đã có lòng tôiỞ nơi cuối bến ở nơi cùng bờPhai đâu chùm đảo san hôCũng không giống một chùm thơ ngọt lànhHỡi quần đảo cuối trời xanhNhư trăm hạt thóc vãi thành đảo conSóng bào mãi vẫn không mònVẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa […] Ở nơi sừng sững niềm tinHỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua Tấm lòng theo mũi tàu raVới tôi quần đảo Trường Sa rất gần.

(Lê Thị Kim – Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 – 17)

Câu 1. Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.

Câu 2. Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa.

Câu 3. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”? Câu 4. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?

Câu 5. So sánh nghĩa của từ mũi trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa:

a. Tấm lòng theo mũi tàu ra

Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.

b. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp.

Câu 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Hỡi quần đảo cuối trời xanhNhư trăm hạt thóc vãi thành đảo con

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm vui, hạnh phúc.

Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 6

Mức độLĩnh vực nội dungNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoTổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo

khoa

– Đặc điểm văn bản – đoạn trích (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

– Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa

nghĩa, dấu câu)

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật)

Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).

– Số câu

– Số điểm

– Tỉ lệ

1

3.0

30 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %

3

5.0

50%

II. Làm văn

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm; Viết bài văn ghi lại

cảm xúc về

….

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề ôn tập môn Ngữ văn 6 học kì 1