Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép là một trong những kiến thức trọng tâm được học trong chương trình môn Sinh học 11 và thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi học kì.

Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép đều có chức năng vận chuyển máu để cơ thể tiếp thu chất dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn có chức năng mang chất thải của tế bào, cơ thể đến các cơ quan bài tiết. Vậy hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép có điểm gì khác nhau, mời các bạn cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo, học sinh tự trả lời theo kiến thức của mình.

Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Cách 1

Giống nhau: Đều là một hệ thống tuần hoàn.

Khác nhau:

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

– Có 1 vòng tuần hoàn

– Tim có 2 ngăn ( 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ)

– Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình

– Máu đi nuôi cơ thể là máu pha hoặc máu đỏ tươi

– Hiệu quả thấp

– Đại diện : lớp cá

– Có 2 vòng tuần hoàn

– Tim có 3 hoặc 4 ngăn ( 1 hoặc 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ)

– Máu chảy trong động mạch với áp lực cao

– Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi ( đỏ thẫm)

– Hiệu quả cao

– Đại diện : Lớp lưỡng cư, bò sát, chim và thú

Xem thêm:  Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022 - 2023

Cách 2

*Giống nhau: Đều là một hệ thống tuần hoàn.

*Khác nhau:

– Về khái niệm:

  • Hệ tuần hoàn đơn: Là hệ thống tuần hoàn mà máu chỉ đi qua tim một lần trước khi đến các mô của cơ thể.
  • Hệ tuần hoàn kép: Là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được oxy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể.

Gồm: Vòng tuần hoàn phổi và Vòng tuần hoàn hệ thống.

– Về cấu tạo tim:

  • Hệ tuần hoàn đơn: Có 2 ngăn.
  • Hệ tuần hoàn kép: Có 3 hoặc 4 ngăn.

– Về số vòng tuần hoàn:

  • Hệ tuần hoàn đơn: 1 vòng.
  • Hệ tuần hoàn kép: 2 vòng.

– Về áp lực của máu chảy trong động mạch:

  • Hệ tuần hoàn đơn: Máu chảy dưới áp lực trung bình.
  • Hệ tuần hoàn kép: Máu chảy dưới áp lực cao, trao đổi máu diễn ra nhanh.

Cách 3

*Giống nhau

Về cơ bản, hai hệ tuần hoàn đều có chức năng vận chuyển máu để cơ thể tiếp thu chất dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn có chức năng mang chất thải của tế bào, cơ thể đến các cơ quan bài tiết. Đồng thời nhờ có hệ tuần hoàn, cơ thể mới có thể chống lại sự nhiễm khuẩn trong hệ miễn dịch. Thêm vào đó, những nghiên cứu gần đây còn cho rằng hệ tuần hoàn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hoocmon.

Trong cả hai hệ tuần hoàn đơn và kép đều có chứa dịch tuần hoàn. Đây là hỗn hợp gồm có máu và dịch mô. Trong đó tim là bộ phận vô cùng quan trọng, có trách nhiệm hút máu, bơm máu theo mạch đến các cơ quan.

Các mạch máu gồm có:

  • Động mạch: Chủ yếu dẫn máu từ tim đến các mao mạch + tế bào
  • Mao mạch: Dẫn máu động mạch kết nối với tĩnh mạch
  • Tĩnh mạch: Dẫn máu mao mạch vận chuyển về tim
Xem thêm:  Phân biệt Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Sinh học nghiên cứu cho thấy ban đầu các sinh vật hầu hết chưa có hệ tuần hoàn kín, chúng mới là hệ tuần hoàn hở khá sơ khai. Nhờ có tiến hóa, chúng từ từ hoàn thiện hệ tuần hoàn.

Sơ đồ: Hệ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn) → hệ tuần hoàn kép (tim ba ngăn, máu pha nhiều → tim ba ngăn với vách ngăn trong tâm thất, máu pha ít → tim bốn ngăn máu không pha trộn).

*Khác nhau

So sánh hệ tuần hoàn đơn và kép cũng có một số điểm khác nhau điển hình, cho thấy sự tiến hóa của loài:

Hệ tuần hoàn đơn

Hệ tuần hoàn kép

Số lượng vòng tuần hoàn

– Sinh vật chỉ sở hữu một vòng tuần hoàn

– Sinh vật có đến hai vòng tuần hoàn

Cấu tạo tim

– Tim có 2 ngăn (1 tân nhĩ, 1 tâm thất)

– Tim có 3,4 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 hoặc 2 tâm thất)

Áp lực máu

– Áp lực máu ở mức trung bình, máu di chuyển trong động mạch

– Áp lực máu cao, máu chảy trong động mạch

Dạng máu

– Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi hoặc máu đã pha

– Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm (chứa nhiều oxy)

Hiệu quả

– Hiệu quả tuần hoàn thấp

– Hiệu quả tuần hoàn cao

Đại diện

– Lớp cá

– Lớp lưỡng cư, chim, thú, bò sát

2. Hệ tuần hoàn là gì?

Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các loài động vật. Hệ tuần hoàn sẽ vận chuyển các chất dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.

Xem thêm:  Bộ đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2022 - 2023

3. Hệ tuần hoàn kép là gì?

Hệ tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được ô-xy hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể.

4. Hệ thống tuần hoàn đơn là gì?

Hệ thống tuần hoàn mà máu chỉ đi qua tim một lần trước khi đến các mô của cơ thể.

5. Chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá

Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá: tim bơm máu vào động mạch, lên hệ thống mao mạch mang, tiếp đó vào động mạch lưng và vào hệ thống mao mạch, sau đó về tĩnh mạch và trở về tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.

– Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép của thú qua hai vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 được tim bơm vào động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn và đến mao mạch ở các cơ quan, bộ phận để thực hiện trao đổi khí và chất, sau đó máu giàu CO2 đi theo tĩnh mạch về tim.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 được tim bơm lên phổi để trao đổi khí và trở thành máu giàu O2 quay trở lại tim. Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.

– Ưu điểm của tuần hoàn máu trong hộ tuần hoàn kép so với hộ tuần hoàn đơn là:

+ Ở hệ tuần hoàn đơn của cá, khi máu từ tim đi qua hệ thống mao mạch ở mang thì huyết áp giảm nhanh, do vậy, máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình.

+ Ở hệ tuần hoàn kép, sau khi trao đổi khí ở mao mạch phổi, máu quay về tim và được tim bơm đến các cơ quan dưới áp lực cao, máu chảy nhanh, đi xa, tạo ra áp lực thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận