Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp

Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình môn Sinh học 10 và thường có trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1.

So sánh pha sáng và pha tối trong quang hợp mang đến 2 gợi ý trả lời chi tiết nhất. Thông qua gợi ý này các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi 4 trang 73 Sinh học 10 sách Chân trời sáng tạo.

Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp

So sánh pha sáng và pha tối trong quang hợp

Tiêu chí

Pha sáng

Pha tối

Nơi diễn ra

Màng thylakoid của lục lạp

Chất nền của lục lạp

Điều kiện ánh sáng

Cần ánh sáng

Không cần ánh sáng

Nguyên liệu tham gia

H2O, NADP+, ADP

ATP, CO2, NADPH

Sản phẩm tạo thành

NADPH, ATP, O2

Chất hữu cơ (C6H12O6), ADP, NADP+

Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp

1. Pha sáng: xảy ra ở cấu trúc hạt grana của lục lạp (diễn ra trong túi tilacoit)

– Nguyên liệu: H2O, Năng lượng ánh sáng, {ADP, P}, NADP+

– Sản phẩm: Oxi, ATP, NADPH

2. Pha tối: Xảy ra ở chất nền stôma của lục lạp

– Nguyên liệu: CO2, ATP, NẠDPH

Xem thêm:  Sinh học 10 Bài 6: Thực hành nhận biết một số phân tử sinh học

– Sản phẩm: Hợp chất hữu cơ (C6H12O6).

– Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.

– Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng.

* Vai trò quang hợp:

– Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của mọi loài sinh vật trên trái đất

– Làm giảm hiệu ứng nhà kính

– Cung cấp oxi cho khí quyển.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận