Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên – Chân trời sáng tạo 6

Photo of author

By THPT An Giang

Tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài sẽ được hướng dẫn trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 6 thuộc sách Chân trời sáng tạo. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ bài viết “Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên” hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài đầy đủ và nhanh chóng.

Tri thức Ngữ Văn

Tri thức đọc hiểu

Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa, phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật và đặc điểm của con người.

Tri thức tiếng Việt

  • Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V).
  • Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ (Ví dụ: Gà gáy, Hoa nở) hoặc một cụm từ (Ví dụ: Con gà nhà tôi gáy rất to, Những bông hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn).
  • Cụm từ có hai từ trở lên kết hợp nhưng chưa tạo thành câu, trong đó một từ đóng vai trò thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa.
  • Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:
    • Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính. Ví dụ: hai cái răng đen nhánh.
    • Cụm động từ có động từ làm thành phần chính. Ví dụ: thường dẫn tôi ra vườn.
    • Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính. Ví dụ: rất chăm chỉ.
  • Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:
    • Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.
    • Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.
    • Có thể mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu.
      => Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.
Xem thêm:  Soạn bài Cây khế - Kết nối tri thức 6

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên – Mẫu 1

Chuẩn bị đọc

  1. Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.
  2. Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?

Trải nghiệm cùng văn bản

  1. Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?
  2. Qua cách nhân vật “tôi” miêu tả hành động của mình, em biết thêm điều gì về đặc điểm nhân vật?
  3. Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?
  4. Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?
  5. Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì?
    => Tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất giúp thể hiện bài học một cách chân thực và sống động.

Suy ngẫm và phản hồi

  1. Thời điểm Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào chi tiết nào mà em cho là như vậy?
  2. Dựa vào gợi ý trong bảng, em hãy tìm một vài câu thể hiện lời kể của Dế Mèn và lời đối thoại của Dế Mèn với nhân vật khác.
  3. Tìm những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn. Nhận xét về tính cách của Dế Mèn.
  4. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là gì? Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy?
  5. Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao?
  6. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại?
  7. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống?
Xem thêm:  Soạn bài Cô bé bán diêm - Cánh Diều 6

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên – Mẫu 2

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

  • Tác giả: Tô Hoài (1920 – 2014) sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.
  • Tác phẩm: Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Tóm tắt: Dế Mèn là một chú dế cường tráng biết ăn uống điều độ nhưng lại kiêu căng, coi thường người khác. Dế Mèn trêu chọc Dế Choắt và khiến cậu chịu oan. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng. Dế Mèn ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.

Đăng bởi: THPT An Giang | Chuyên mục: Học Tập