Soạn bài Em mang về yêu thương (trang 112)

Photo of author

By THPT An Giang

Em mang về yêu thương

Bài viết này giúp các em học sinh lớp 2 nắm vững kiến thức về đọc, viết, và luyện tập từ Bài 26 chủ đề Mái ấm gia đình, trong sách giáo trình Tiếng Việt 2 tập 1. Ngoài ra, bài viết cũng giúp các em mở rộng vốn từ vựng về gia đình và biết đặc điểm của từng từ ngữ. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô soạn giáo án dạy học theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây để tiếp thu kiến thức thú vị này.

Soạn bài phần Đọc – Bài 26: Em mang về yêu thương

Khởi động

Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về một em bé mà bạn nhỏ biết.

Trả lời câu hỏi

1. Bạn nhỏ hỏi mẹ điều gì?

2. Trong khổ thơ đầu, bạn nhỏ tả em mình như thế nào?

3. Trong khổ thơ thứ hai và thứ ba, bạn nhỏ đoán em bé từ đâu đến?

Em mang về yêu thương

4. Em bé đã mang đến những gì cho gia đình bạn nhỏ?

a. Nắng vàng và biển rộng
b. Tình yêu thương
c. Mây và hoa

Gợi ý trả lời:
1. Bạn nhỏ hỏi mẹ: “Em bé từ đâu đến?”
2. Trong khổ thơ đầu, bạn nhỏ tả em mình: “Nụ cười như nắng, bàn tay như hoa, bước đi lẫm chẫm, tiếng cười vang sân nhà.”
3. Trong khổ thơ thứ hai và thứ ba, bạn nhỏ đoán em bé từ sao xuống, từ biển lên, trong quả nhãn, cuộn trong mây.
4. Em bé đã mang đến cho gia đình bạn nhỏ: Tình yêu thương.

Xem thêm:  Soạn bài Em học vẽ (trang 58)

Luyện tập theo văn bản đọc

1. Tìm thêm các từ ngữ tả em bé.

  • M: bụ bẫm

2. Đặt câu với từ ngữ em tìm được ở bài tập 1.

  • M: Bé Hà rất bụ bẫm.

Gợi ý trả lời:
1. Các từ ngữ tả em bé: bụ bẫm, ngộ nghĩnh, đáng yêu, bầu bĩnh, ngây thơ, dễ thương, mập mạp.
2. Ví dụ: Bé Xoài rất đáng yêu.

Soạn bài phần Viết – Bài 26: Em mang về yêu thương

Câu 1

Nghe – viết: Em mang về yêu thương (2 khổ thơ đầu)

Gợi ý trả lời:

Em mang về yêu thương
Mẹ, mẹ ơi em bé
Từ đâu đến nhà ta
Nụ cười như tia nắng
Bàn tay như nụ hoa
Bước chân đi lẫm chẫm
Tiếng cười vang sân nhà?

Hay bé từ sao xuống
Hay từ biển bước lên
Hay bé trong quả nhãn
Ông trồng cạnh hàng hiên?

Câu 2

Chọn iên, yên hoặc uyên thay cho ô vuông:

  • Ngoài h[■], trời lặng gió
  • Hàng cây đứng lặng [■] giữa trưa hè oi ả
  • Chim vành kh[■] cất vang tiếng hót

Gợi ý trả lời:

Các em thay như sau:

  • Ngoài h[iên], trời lặng gió
  • Hàng cây đứng lặng [yên] giữa trưa hè oi ả
  • Chim vành kh[uyên] cất vang tiếng hót

Câu 3

a. Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông.
(dắt/rắt)

  • Mẹ [■] em đến trường
  • Tiếng sáo diều réo [■]

(gieo/reo)

  • Em bé [■] lên khi thấy mẹ về
  • Chị Bống cẩn thận [■] hạt vào chậu đất nhỏ
Xem thêm:  Soạn bài trang 104 - Chiếc rễ đa tròn.

b. Nhìn tranh, tìm từ ngữ chứa ai hoặc ay. Viết các từ tìm được vào vở.

Gợi ý trả lời:
a. Chọn tiếng thích hợp như sau:
(dắt/rắt)

  • Mẹ [dắt] em đến trường
  • Tiếng sáo diều réo [rắt]

(gieo/reo)

  • Em bé [reo] lên khi thấy mẹ về
  • Chị Bống cẩn thận [gieo] hạt vào chậu đất nhỏ

b. Các từ ngữ chứa ai hoặc ay: tay, vai, tai, váy

Soạn bài phần Luyện tập – Bài 26: Em mang về yêu thương

Luyện từ và câu

1. Tìm từ phù hợp thay cho ô vuông.

  • a. Em trai của mẹ gọi là [■]
  • b. Em trai của bố gọi là [■]
  • c. Em gái của mẹ gọi là [■]
  • d. Em gái của bố gọi là [■]

2. Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:

Bà ơi hãy ngủ
Có cháu ngồi bên
Căn nhà vắng vẻ
Khu vườn im lặng
Hương bưởi hương cau
Lẫn vào tay quạt
Cho bà nằm mát
Giữa vòng gió thơm.
(Quang Huy)

3. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm. Chọn viết 2 câu vào vở.

Câu 3

Luyện viết đoạn

1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Khi tôi còn bé tí tôi ở nhà với ông ngoại cả ngày để bố mẹ đi làm. Ông kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện cổ tích. Ông dạy tôi vẽ rất nhiều con vật: voi, hổ, hươu, nai, sóc. Ông còn dạy tôi vẽ cả ông mặt trời, dòng sông, con thuyền. Mỗi khi ông có việc đi đâu, tôi rất nhớ ông và mong ông sớm trở về với tôi.

  • a. Trong đoạn văn trên, bạn nhỏ kể về ai?
  • b. Người đó đã làm gì cho bạn nhỏ?
  • c. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ đối với người đó?
Xem thêm:  Soạn bài Khu vườn tuổi thơ trang 10

2. Viết 3 đến 4 câu kể về việc người thân đã làm cho em:

G:

  • Người thân mà em muốn kể là ai?
  • Người thân của em đã làm được gì cho em?
  • Em có suy nghĩ gì về việc người thân đã làm?

Gợi ý trả lời:
1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

  • a. Trong đoạn văn trên bạn nhỏ kể về ông ngoại của mình.
  • b. Người đó đã kể cho bạn nhỏ rất nhiều chuyện cổ tích và dạy bạn vẽ những con vật và các đối tượng khác.
  • c. Câu thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ đối với người đó: “Mỗi khi ông có việc đi đâu, tôi rất nhớ ông và mong ông sớm trở về với tôi.”

2. Mẫu 1: Bà nội là người rất thân với em. Ngày nhỏ em thường ở nhà bà. Hằng ngày bà chải tóc cho em. Bà kể cho em biết bao nhiêu câu chuyện bổ ích. Bà kể về thời bà còn trẻ và kể cả những câu chuyện từ xa xưa. Em rất yêu quý bà, em mong bà sống lâu trăm tuổi.

Mẫu 2: Trong gia đình, người em yêu quý nhất là mẹ của em. Mẹ rất quan tâm và chăm sóc em. Vào dịp sinh nhật năm nay, mẹ đã tổ chức một bữa tiệc sinh cho em. Chiếc bánh sinh nhật do chính tay mẹ làm. Mẹ còn tặng em một con búp bê đẹp. Em rất thích món quà đó.

Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 26: Em mang về yêu thương

Câu 1

Tìm đọc bài thơ về tình cảm anh chị em trong nhà.

Gợi ý trả lời:
Một số bài thơ về tình cảm anh chị em trong nhà là: Tiếng võng kêu (Trần Đăng Khoa), Làm anh (Phan Thị Thanh Nhàn), Dỗ bé (Thùy Dương),…

Làm anh

Câu 2

Đọc cho bạn nghe những câu thơ em thích.

Gợi ý trả lời:
Bài thơ “Làm anh” của Phan Thị Thanh Nhàn:

Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.