Soạn bài Bảo kính cảnh giới – Kết nối tri thức 10

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Bảo kính cảnh giới – Kết nối tri thức 10

Bài thơ Bảo kính cảnh giới được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 10: Bảo kính cảnh giới, sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về bài học này.

Soạn bài Bảo kính cảnh giới
Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu nhằm chuẩn bị bài nhanh chóng hơn. Chúng tôi giới sẽ giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Bảo kính cảnh giới

Trước khi đọc

Câu 1. Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Nam quốc sơn hà: Thất ngôn tứ tuyệt; Qua đèo Ngang: Thất ngôn bát cú…

Câu 2. Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.

Một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ: Số từ, số câu, cách ngắt nhịp, gieo vần…

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

– Thể thơ: Thơ Nôm đường luật.

– Bố cục:

  • Phần 1: Sáu câu thơ đầu. Bức tranh cảnh ngày hè nơi làng quê.
  • Phần 2: Hai câu còn lại. Tấm lòng cũng như mong ước được gửi gắm của nhà thơ.
Xem thêm:  Soạn bài Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội - Cánh diều 10

Câu 2. Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?

  • Cuộc sống: bình yên, tràn đầy sức sống.
  • Tâm trạng: Thanh thản, nhẹ nhàng.

Câu 3. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

– Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè:

  • Từ ngữ: Từ láy “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi”: gợi cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp; Động từ “rợp, đùn, tiễn”: khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè.
  • Hình ảnh: Nhìn những tán lá xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta. Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió.

– Cảm nhận thiên nhiên dưới mọi giác quan, với những hình ảnh chân thực, sống động.

Câu 4. Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

Xem thêm:  Soạn bài "Thị Mầu lên chùa" trong tập "Cánh diều 10".

– Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh: Hình ảnh cuộc sống quen thuộc: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương; Âm thanh: Tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu dắng dỏi. Đó là những âm thanh của một cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi, sôi nổi, tấp nập.

– Mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình: Nhân vật trữ tình bộc lộ ước muốn về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 5. Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.

  • Vị trí: Câu đầu tiên và câu cuối cùng.
  • Giá trị: Sự sáng tạo, phá cách của Nguyễn Trãi về thể thơ.

Câu 6. Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?
Vẻ đẹp tâm hồn: Tác giả là một người có tấm lòng yêu nước thương dân, ngay cả khi về ở ẩn vẫn lo lắng, nhàn thân chứ không nhàn tâm.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố “phá cách” trong bài Bảo kính cảnh giới, bài 43.

Gợi ý:

Khi đọc “Bảo kính cảnh giới” (bài 43), yếu tố “phá cách” mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất là về thể thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Nhưng thi sĩ không đi theo khuôn mẫu sẵn có mà khéo léo thay đổi nhằm diễn tả tư tưởng, tình cảm muốn gửi gắm. Cụ thể, câu thơ đầu và câu thơ cuối chỉ có sáu tiếng. Mặc dù số lượng từ ít hơn nhưng vẫn bộc lộ được nỗi niềm suy tư của nhân vật trữ tình trong bài. Đó không chỉ là lời lí giải về hoàn cảnh nhàn rỗi, ung dung tìm tới thiên nhiên. Mà tác giả còn bộc lộ mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, thanh bình cho dân chúng trên khắp đất nước. Qua đây, người đọc càng thêm kính phục, ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật đỉnh cao của Nguyễn Trãi. Như vậy, ông đã góp công lớn trong việc làm nên một “lối thơ Việt Nam” (Đặng Thai Mai).

Xem thêm:  Soạn bài Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam - Chân trời sáng tạo 10

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận