Soạn bài Bên cửa sổ trang 21

Photo of author

By THPT An Giang

Soạn bài Bên cửa sổ giúp các em học sinh lớp 2 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng của Bài 4 chủ đề Nơi chốn thân quen SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 21, 22, 23, 24, 25.

Qua đó, các em viết hoa tên địa lí, phân biệt ch/tr, ong/ông, mở rộng vốn từ Nơi thân quen, luyện tập thuật việc được chứng kiến. Đồng thời, giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí nội dung trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Bên cửa sổ Chân trời sáng tạo

Soạn bài phần Khởi động – Bài 4: Bên cửa sổ

Chia sẻ với bạn những cảnh vật em nhìn thấy qua khung cửa nhà mình.

Gợi ý trả lời:

Đó là những tòa nhà cao tầng, những con đường cao tốc trên cao,…

Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 4: Bên cửa sổ

Câu 1

1. Tiếng hót của chim vàng anh được tả bằng từ ngữ nào?
2. Về đêm, trăng được so sánh với gì?
3. Những câu văn nào thể hiện tình cảm của Hà với khung cửa sổ?
4. Vì sao Hà thích ngồi bên cửa sổ nhà mình?

Xem thêm:  Soạn bài Nhím Nâu kết bạn (trang 89)

Gợi ý trả lời:
1. Tiếng hót của chim vàng anh như những chuỗi vàng lọc ánh nắng.
2. Về đêm, trăng được so sánh với chiếc thuyền trôi trong mây, được so sánh với chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
3. Những câu văn thể hiện tình cảm của Hà với khung cửa sổ: Ôi! Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá!
4. Hà thích ngồi bên khung cửa sổ vì Hà thấy bao điều lạ qua khung cửa đó: đàn chim vàng anh, ánh nắng hay ánh trăng, rồi nhổ tóc sâu cho bà và nghe bà đọc truyện cổ tích.

Câu 2

a. Nghe – viết: Bên cửa sổ (từ đầu đến với Hà).
b. Viết tên 2 – 3 đường phố hoặc làng xã mà em biết.
c. Tìm 2 – 3 từ ngữ chứa tiếng:

  • Bắt đầu bằng chữ ch hoặc tr, có nghĩa:
    • Chỉ người trong gia đình, dòng họ.
    • Chỉ cây cối.
  • Có vần ong hoặc ông, có nghĩa:
    • Chỉ đồ vật.
    • Chỉ con vật.

Gợi ý trả lời:
a. Nghe – viết: Bên cửa sổ (từ đầu đến với Hà).
b. Tên đường phố hoặc làng xã mà em biết là: đường Nguyễn Đình Chiểu, đường Nguyễn Huệ, đường Giảng Võ,…
c. Từ ngữ thích hợp có chứa tiếng là:

  • Bắt đầu bằng chữ ch hoặc tr, có nghĩa:
    • Chỉ người trong gia đình, dòng họ: chị, chồng, chú.
    • Chỉ cây cối: tre, trúc.
  • Có vần ong hoặc ông, có nghĩa:
    • Chỉ đồ vật: vòng tay, cái võng.
    • Chỉ con vật: con công, con ong, con mực ống.
Xem thêm:  Soạn bài Ngôi nhà thứ hai (trang 39)

Câu 3

Ghép các tiếng sau thành từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen.

Gợi ý trả lời:
Ghép các tiếng thành từ ngữ chỉ tình cảm với nơi tân quen là: thân thương, quen thuộc, thiết tha.

Câu 4

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ⬜. Viết hoa chữ cái đầu câu.

Cò⬜ vạc⬜ diệc xám rủ nhau về đây làm tổ⬜ chúng gọi nhau⬜ trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông nước⬜

b. Dùng từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:

  • Buổi sáng, ông em thường ra sân tập thể dục.
  • Mẹ gọi Nam dậy lúc 6 giờ.
  • Tuần sau, lớp em thi văn nghệ.

Gợi ý trả lời:
a.n, vạct, diệc xám rủ nhau về đây làm tổ. Chúng gọi nhau, trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông nước.

b. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm.
Buổi sáng, ông em thường ra sân tập thể dục.
Khi nào, ông em thường ra sân tập thể dục?
→ Ông em thường ra sân tập thể dục lúc nào?

Mẹ gọi Nam dậy lúc 6 giờ.
→ Mẹ gọi Nam dậy khi nào?

Tuần sau, lớp em thi văn nghệ.
Khi nào, lớp em thi văn nghệ.