Soạn bài Chiếc lá đầu tiên – Chân trời sáng tạo 10

Photo of author

By THPT An Giang

Tài liệu Soạn văn 10: Chiếc lá đầu tiên, sẽ rất hữu ích và cần thiết khi tìm hiểu môn học Ngữ văn.

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên

Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết dưới đây để chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.

Soạn văn 10: Chiếc lá đầu tiên

Trước khi đọc

  • Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.
  • Một số kỉ niệm như: Buổi học đầu tiên; Lễ bế giảng cuối cùng…

Đọc văn bản

Câu 1. Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu?
Tác giả gợi nhớ về quãng thời gian đã trôi qua theo dòng chảy của thời gian.

Câu 2. Khổ thơ này gợi lên trong bạn những gì về ngôi trường cũ của mình?
Khổ thơ gợi lên những kỉ niệm về ngôi trường cũ, những năm tháng học trò đầy hồn nhiên, ngây thơ.

Câu 3. Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này?
Một lớp học vui nhộn có “một nàng Bạch Tuyết” dịu dàng như cô giáo và “bảy chú lùn rất quấy” là những cô, cậu học trò.

Câu 4. Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ này?
Sự xúc động, xôn xao khi nhớ về những kỉ niệm cũ.

Xem thêm:  Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 70 - Kết nối tri thức 10

Sau khi đọc

Câu 1. Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng ra sao?

  • Các từ: “một người”: nhân vật “em”; “tôi”: tác giả; “anh”: tác giả
  • Cách sử dụng như vậy để tránh lặp từ, phù hợp với đối tượng mà tác giả muốn nhắc đến.

Câu 2. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.

  • Khổ 3: Điệp ngữ “muốn”, “bao nhiêu” nhấn mạnh cảm xúc mãnh liệt.
  • Khổ 4:
    • Điệp từ “Nỗi nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả, tạo nhịp điệu cho lời thơ.
    • Câu hỏi tu từ: “Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi” thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả với các bạn cũ.
  • Khổ 6: Ẩn dụ “Mùa hoa mơ” và “mùa phượng cháy” lần lượt chỉ mùa xuân và mùa hạ, có tác dụng ám chỉ thời gian trôi nhanh và liên tục.

Câu 3. Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5.
Tác dụng: Tạo ra không khí sôi nổi, vui vẻ giúp người đọc hình dung ra khung cảnh của một lớp học.

Câu 4. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

  • Mê say, yêu, bâng khuâng, nỗi nhớ, xúc động, xôn xao…
  • Cảm hứng chủ đạo: Nỗi nhớ về những năm tháng học trò tươi đẹp đã qua.
Xem thêm:  Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 - Kết nối tri thức 10

Câu 5. Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh “Chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ?
Hình ảnh mang tính biểu tượng cho tình yêu tuổi học trò trong sáng, ngây ngô và đẹp đẽ.

Câu 6. Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm và suy nghĩ gì về tuổi học trò?

  • Những kỉ niệm với bạn bè, thầy cô và mái trường.
  • Suy nghĩ: Tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ và đáng trân trọng.

Đăng bởi: THPT An Giang