Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh có đáp án

Photo of author

By THPT An Giang

Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh

Đề thi học sinh giỏi Sinh 9 – Đề 1

Câu 1: (3,5 điểm)
a. Prôtêin được phân giải và hấp thụ trong hệ tiêu hóa của người như thế nào?
b. Huyết áp là gì? Huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp: Khi ngủ, khi chạy, khi sợ hãi?
c. Tại sao người sống ở vùng núi và cao nguyên có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn so với người sống ở đồng bằng?

Câu 2: (4,5 điểm)
a. Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN.
c. Biến dị tổ hợp là gì? Vì sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú hơn so với các loài sinh sản vô tính?

Câu 3: (3 điểm)
a. Cho trình tự các gen phân bố trên NST: ABCDE ∙ FGH. Do đột biến cấu trúc, các gen phân bố trên NST có trình tự ABCDE ∙ FG.

  • Xác định dạng đột biến.
  • Nếu dạng đột biến xảy ra ở cặp NST số 21 ở người, gây hậu quả gì?
    b. Phân biệt thường biến với đột biến.

Câu 4: (2,5 điểm)
Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau.
a. Xác định tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBB x aaBb.
b. Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình là 37,5% cây cao, hoa đỏ; 37,5% cây cao, hoa trắng; 12,5% cây thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thấp, hoa trắng.

Xem thêm:  Soạn Sinh 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Câu 5 (3,5 điểm)
a. Ở một tế bào của một loài đang giảm phân, các NST đang xếp thành 1 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, tổng số NST trong tế bào là 22 NST. Tế bào đang ở kì nào của giảm phân và bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
b. Một tế bào xôma của loại trên đang tiến hành nguyên phân. Tính số NST kép, số NST đơn, số tâm động, số crômatit có trong tế bào ở kì đầu và kì sau của quá trình nguyên phân này. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
c. Có năm tế bào mầm đực của loài trên nguyên phân liên tiếp 3 lần để trở thành tinh bào bậc I và giảm phân. Các tinh trùng tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 6,25%.

  • Tính số hợp tử được tạo ra và số NST có trong các hợp tử.
  • Nếu hiệu xuất thụ tinh của trứng là 50% thì phải cần có bao nhiêu noãn bào bậc I để tạo ra số hợp tử nói trên.

Câu 6: (3 điểm)
Gen A có tỷ lệ % guanin so với loại nucleotit khác là 20% và có 4050 liên kết hiđrô.
a. Tính chiều dài của gen.
b. Khi gen nhân đôi 4 lần, môi trường đã cung cấp bao nhiêu nucleotit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
c. Tính số lượng nucleotit của mỗi loại trong tế bào khi tế bào đó đang ở kì giữa của nguyên phân.

Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh

Đề thi học sinh giỏi Sinh 9 – Đề 2

Câu 1: (4,0 điểm)

  1. Ở cà chua, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Cho giao phấn giữa hai cây cà chua P, ở F1 thu được 4 loại kiểu hình trong đó có 6,25% số cây thân thấp, quả vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến.
    a. Xác định kiểu gen, kiểu hình của hai cây cà chua P; tỉ lệ các kiểu gen, kiểu hình ở F1.
    b. Trong số cây thân cao, quả đỏ ở F1, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
    c. Lấy ngẫu nhiên một cây F1 cho tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 3:1. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai phù hợp? Viết kiểu gen của các phép lai này.

  2. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Cho các cây P thuần chủng tương phản giao phấn với nhau thu được F1 toàn bộ cây hạt vàng. Tiếp tục cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2. Cho các cây F2 tự thụ phấn thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, hãy biện luận để xác định tỉ lệ các kiểu gen và kiểu hình của F2 và F3.

Xem thêm:  Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật

Câu 2 (5,0 điểm)

  1. Quan sát hình ảnh về một nhiễm sắc thể có trình tự các gen trước và sau đột biến:
    a. Xác định tên đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và mô tả dạng đột biến này.
    b. Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 của người, gây bệnh gì?
    c. Ngoài dạng đột biến trên, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể còn có những dạng nào?

  2. Ở một loài sinh vật, có ba tế bào sinh dưỡng lưỡng bội A, B, C của cùng một cơ thể nguyên phân bình thường một số đợt không bằng nhau.
    Tế bào A tạo ra số tế bào con có số nhiễm sắc thể gấp 16 lần số nhiễm sắc thể chứa trong tế bào mẹ khi chưa tiến hành nguyên phân.
    Tế bào B tạo ra số tế bào con bằng số nhiễm sắc thể đơn chứa trong mỗi tế bào con.
    Tế bào C tạo ra số tế bào con chứa 336 nhiễm sắc thể từ nguyên liệu của môi trường cung cấp.
    Tổng số nhiễm sắc thể đơn chứa trong tất cả các tế bào con là 2688. Hãy xác định:
    a. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
    b. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào.

  3. Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (Aa, Bb) nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Cho cây (M) dị hợp hai cặp gen lần lượt lai với cây (I) và cây (II) thu được kết quả sau:
    Phép lai 1 (P1): cây (M) giao phấn với cây (I) thu được tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 1 cây hoa đỏ, quả dài : 1 cây hoa trắng, quả tròn.
    Phép lai 2 (P2): cây (M) giao phấn với cây (II) thu được tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 3 cây hoa đỏ, quả tròn : 1 cây hoa đỏ, quả dài.
    Cây (M) ở hai phép lai trên có cùng kiểu gen. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, hãy biện luận để xác định:
    a. Quy luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng trên.
    b. Kiểu gen, kiểu hình của cây (M), (I) và (II) đem lai.

Xem thêm:  Soạn Sinh 9 Bài 9: Nguyên phân

Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh

Đăng bởi: THPT An Giang