Soạn bài Đi đường

Photo of author

By THPT An Giang

[ad_1]

Nội dung đang xem: Soạn bài Đi đường

Bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ thắng lợi vẻ vang.

Soạn bài Đi đường
Soạn bài Đi đường

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Đi đường, sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích. Mời các bạn học sinh tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Đi đường – Mẫu 1

Soạn văn Đi đường chi tiết

I. Tác giả

– Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

– Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

– Một số tác phẩm nổi bật:

  • Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
  • Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)
  • Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)
  • Con rồng tre (1922, kịch )
  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
  • Các truyện ngắn: Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)…
  • Nhật kí trong tù (thơ, 1942 – 1943)…

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Tác phẩm được rút ra từ tập Nhật kí trong tù (1942 – 1943).

– “Nhật kí trong tù” được sáng tác từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943.

– Đây là một tập thơ chữ Hán với 133 bài, sáng tác trong thời gian Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 8: Phân tích tác phẩm Bàn luận về phép học

– Tác phẩm không chỉ ghi lại cuộc sống ở trong tù của Người mà còn nhằm tố cáo chế độ hà khắc của chính quyền Tưởng Giới Thạch.

2. Hoàn cảnh sáng tác

– Những ngày bị giam ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ đã bị áp giải qua nhiều nhà lao.

– Trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” có ghi chép rằng Người bị giam giữ ở gần ba mươi nhà lao. Việc di chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác thường xuyên diễn ra.

– Và cuộc hành trình chuyển lao đầy gian nan, vất vả được Hồ Chí Minh khắc họa chân thực qua bài thơ Đi đường (Tẩu lộ).

3. Thể thơ

  • Bài thơ Đi đường thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Giọng điệu lạc quan, yêu đời.

4. Bố cục

Gồm 4 phần theo kết cấu: Khai – Thừa – Chuyển – Hợp

  • Câu 1. (Khai – mở ý): Sự khó khăn của con đường chuyển lao.
  • Câu 2. (Thừa – mở rộng ý thớ) Hình ảnh núi non điệp trùng – Cụ thể hóa sự khó khăn.
  • Câu 3. (Chuyển – chuyển ý) Diễn tả hoàn cảnh để lên tới “núi non tận cùng”
  • Câu 4. (Hợp – Kết lại ý) Thể hiện chân lý: Vượt qua gian lao sẽ đi tới thành công.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Câu khai

– Đi đường mới biết gian lao”: tr ực tiếp nhằm nhấn mạnh việc đi đường rất gian lao khổ cực.

=> Ẩn dụ cho con đường cách mạng đầy gian nan thử thách.

2. Câu thừa

– Điệp ngữ “trùng san” – núi cao”: nhấn mạnh nỗi gian lao, vất vả của con đường đang đi.

=> Chặng đường cách mạng với nhiều khó khăn trước mắt, cần người chiến sĩ Cách mạng có ý chí kiên cường.

3. Câu chuyển

– “Núi cao lên đến tận cùng”: kết thúc chặng đường khó khăn.

=> Con đường cách mạng có trải qua gian khổ thì mới tới thành công, càng gian khổ thì càng gần tới thành công hơn

4. Câu hợp

– “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”: Người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm ngại những gì mình đã trải qua.

=> Niềm lạc quan của người tù cách mạng về sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Tổng kết: 

– Nội dung: Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ thắng lợi vẻ vang.

– Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt giản dị, hình ảnh giàu biểu tượng….

Soạn văn Đi đường ngắn gọn

Câu 1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ để hiểu rõ ý nghĩa các câu thơ.

Xem thêm:  Bài viết số 7 lớp 8 đề 3: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội

Học sinh tự thực hiện.

Câu 2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba.)

– Bài thơ có kết cấu khá chuẩn về kiểu kết cấu của thể thơ tứ tuyệt Đường luật: 4 câu có trình tự:

  • Câu 1: Khai (mở ra ý thơ)
  • Câu 2: Thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai)
  • Câu 3: Chuyển (chuyển ý)
  • Câu 4: Hợp (tổng hợp)

– Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ vận động theo kết cấu này. Câu thơ thứ ba là bản lề để tạo ra bước ngoặt chuyển ý cho bài thơ.

Câu 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Việc sử dụng liên tiếp các điệp từ (tẩu lộ, trùng san) trong cả bản chữ Hán và bản dịch thơ có hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ. Việc lặp lại hai chữ “tẩu lộ” đã nhấn mạnh vào sự khó khăn, gian khổ của việc đi đường. Việc lặp lại các chữ “trùng san, hựu trùng san” cũng vậy. Các chữ này tiếp tục nhấn mạnh cái khó khăn đang nối tiếp, chồng chất khó khăn như tạo ra một cái nền vững chắc để khẳng định cái sức mạnh của tinh thần ở phía sau.

Câu 4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

– Câu thơ thứ hai cho thấy sự khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Điệp ngữ “trùng san” (lớp núi) và chữ “hựu” (lại) càng nhấn mạnh được điều đó.

– Câu thơ cuối: người tù đang trong cuộc chuyển lao, phải vượt qua khó khăn nay lại giống như một du khách ung dung say đắm cảnh non sông. Câu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kỳ công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

=> Hai câu thơ ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý khác: Con đường núi gian nan, hiểm trở cũng giống như con người cách mạng khó khăn, nguy hiểm. Niềm vui ở câu thơ của không chỉ của người đi đường khi vượt qua núi cao, mà đó chính là niềm vui của người chiến sĩ cách mạng vì sau nhiều khó khăn thì sự nghiệp cách mạng có được thành công.

Câu 5. Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Xem thêm:  Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8

Bài thơ “Đi đường” không phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện. Tác phẩm thiên về suy nghĩ, triết lý. Nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.

Soạn bài Đi đường – Mẫu 2

Câu 1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ để hiểu rõ ý nghĩa các câu thơ.

Học sinh tự đọc.

Câu 2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thơ thứ ba.)

– Bài thơ có kết cấu:

  • Câu 1: Khai (mở ra ý thơ)
  • Câu 2: Thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai)
  • Câu 3: Chuyển (chuyển ý)
  • Câu 4: Hợp (tổng hợp)

– Câu thơ thứ ba là bản lề để tạo ra bước ngoặt chuyển ý cho bài thơ.

Câu 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Việc sử dụng các điệp ngữ có tác dụng trong việc tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ, góp phần gợi ra cái trùng điệp gian nan của chặng đường dài.

Câu 4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

– Câu 2: “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”: Sự khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Điệp ngữ “trùng san” (lớp núi) và chữ “hựu” (lại) càng nhấn mạnh thêm điều đó.

– Câu 4: “ Vạn lí dư đồ cố miện gian”: Người tù đang trong cuộc chuyển lao, phải vượt qua khó khăn nhưng lại giống như một du khách ung dung say đắm cảnh non sông. Câu thơ cuối diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kỳ công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

=> Ý nghĩa: Con đường cách mạng đầy thử thách, gian nan. Nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn lạc quan, vui tươi khi vượt qua được những khó khăn đó.

Câu 5. Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Đây không phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện. Vì Đi đường thiên về triết lí được ẩn dưới cái vỏ miêu tả và tự sự). “Đi đường” có hai lớp: Nghĩa đen miêu tả, kể lại những gian khó của việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, về đường đời.

[ad_2]

Đăng bởi: THPT An Giang

Chuyên mục: Học Tập

Viết một bình luận