Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Photo of author

By THPT An Giang

Nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh.

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Tài liệu này dành cho các bạn học sinh lớp 11. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn văn 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh – Mẫu 1

Câu 1. Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:

“Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?” (Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)

“Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người” (Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)

Gợi ý:

  • Giống nhau: Nhân vật trữ tình trong hai bài thơ đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc đã có tuổi. Và khi về quê đều trở thành “người xa lạ” ngay trên chính quê hương của mình. Cả hai nhà thơ đều cảm thấy ngậm ngùi, xúc động sau nhiều năm trở về quê hương.
  • Khác nhau:
    • Hạ Tri Chương viết: “Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?”: Không còn ai nhận ra mình là người cùng quê.
    • Chế Lan Viên viết: “Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”: Quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, khiến cho tác giả không còn nhận ra.

Câu 2. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.

  • Đối tượng so sánh: học – trồng cây
  • Mùa xuân, mùa thu là quá trình học tập; còn hoa, quả là kết quả thu được sau khi học tập.
  • Ý nghĩa của việc so sánh: Lời nhắc nhở con người cần phải cố gắng học tập, kiên trì trau dồi kiến thức và kĩ năng thì mới có thể đạt được kết quả tốt.

Câu 3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình (bài I) và Chiều hôm nhớ nhà.

  • Giống nhau: Thể thơ thất ngôn bát cú, tuân theo quy tắc niêm luật.
  • Khác nhau:
    • Trong Tự tình: Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày rất gần gũi, kể cả những chữ rất khó dùng. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt: “Tài tử vãn nhân ai đó tá?”
    • Trong Chiều hôm nhớ nhà: Sử dụng các từ Hán Việt, nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như ngàn mai, dặm liễu.
Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích khổ 1 bài Từ ấy

Câu 4. Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh), để viết đoạn văn so sánh.

Gợi ý:

  • Đoạn 1:
    Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” muốn khẳng định giá trị của con người. Đầu tiên, “một mặt người” là hình ảnh hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể), ở đây là chỉ con người. Còn “của” có nghĩa là của cải, thuộc về giá trị vật chất. Cách nói “mười mặt của” dùng để chỉ số nhiều, có nhiều của cải vật chất. Ông cha ta đã dùng cách so sánh “bằng” kết hợp với sự đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng – ít và nhiều (một với mười) để khẳng định sự quý giá của con người, so với của cải vật chất. Quả vậy, trong cuộc sống, chúng ta có thể mất đi tất cả tiền bạc, của cải. Nhưng chỉ cần vẫn còn con người ở đó, không có gì là không thể lấy lại được. Trong lao động, con người chính là người đã làm ra những của cải, vật chất. Trong mối quan hệ với những người xung quanh, nếu chỉ biết coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành thực dụng, sống ích kỷ và không có tình cảm. Những người sống như vậy sẽ không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Của cải rất đáng quý, nhưng bản thân con người còn đáng quý hơn. Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ – đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Câu tục ngữ không chỉ đề cao giá trị của con người mà còn muốn khuyên nhủ chúng ta cần biết cố gắng rèn luyện bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình. Như vậy, câu tục ngữ trên đã đem đến một bài học quý giá cho mỗi người.

  • Đoạn 2:
    Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã gửi gắm bài học quý giá cho mỗi người. Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên theo nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mỹ. Xét về nghĩa bóng, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. Suy rộng ra có thể hiểu lời khuyên từ câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó. Câu tục ngữ vô cùng đúng đắn khi khuyên nhủ mỗi người về cách đánh giá người khác. Không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Khi nhìn thấy một người ăn mặc chỉn chu và sạch sẽ, chắc chắn mọi người đều sẽ có ấn tượng tốt đẹp. Nhưng đó yếu tố quyết định tất cả, mà còn phải xem đến cách hành động, cách cư xử của người đó. Có những người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý, đẹp đẽ. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng họ lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Như vậy, mỗi người không nên quá chú trọng hình thức bên ngoài mà cần phải tích cực rèn luyện phẩm chất, đạo đức bên trong.

Xem thêm:  Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài Lưu biệt khi xuất dương

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh – Mẫu 2

Câu 1. Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:

“Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?” (Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)

“Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người” (Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)

Gợi ý:

  • Giống nhau: Nhân vật trữ tình xa quê hương khi còn trẻ và trở về lúc đã có tuổi.
  • Khác nhau:
    • Hạ Tri Chương viết: Đau xót, buồn bã khi không ai nhận ra mình là người cùng quê.
    • Chế Lan Viên viết: Buồn bã khi quê hương đã thay đổi sau chiến tranh, cảnh cũ đã không còn.

Câu 2. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.

  • Đối tượng so sánh: học – trồng cây
  • Ý nghĩa của việc so sánh: Con người cần phải cố gắng học tập, kiên trì trau dồi kiến thức và kĩ năng thì mới có thể đạt được kết quả tốt.

Câu 3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình (bài I) và Chiều hôm nhớ nhà.

  • Giống nhau: Thể thơ thất ngôn bát cú, tuân theo quy tắc niêm luật.
  • Khác nhau:
    • Tự tình: Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày rất gần gũi.
    • Chiều hôm nhớ nhà: Sử dụng các từ Hán Việt, mang tính ước lệ…
Xem thêm:  Soạn bài Chí Phèo Kết nối tri thức

Câu 4. Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh), để viết đoạn văn so sánh.

Gợi ý:

  • Câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định tầm quan trọng của đất đai. Trước hết, “tấc” là đơn vị đo lường, “đất” hiểu đơn giản là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao. Như vậy việc so sánh “tấc đất” với “tấc vàng” nhằm khẳng định sự quý giá của “đất”. Đất đai cũng có giá trị kinh tế giống như vàng vậy. Câu tục ngữ muốn gửi khuyên con cháu đời sau rằng cần nên trân trọng đất đai. Từ đó, khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người. Đất đai là một trong những tài nguyên thiên nhiên. Nhưng cũng giống như những tài nguyên khác, nó không phải là vô tận. Cuộc sống của con người không thể thiếu đất đai. Việc trồng trọt, chăn nuôi diễn ra trên đất đai. Chúng ta xây dựng nhà cửa để sinh sống, làm việc hay vui chơi cũng trên đất đai. Đất được con người so sánh như “người mẹ hiền” nuôi dưỡng đứa con khôn lớn. Chính vì vậy, con người cần phải có ý thức sử dụng hợp lí, cũng không được làm cho đất đai bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. “Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ giúp con người nhận ra giá trị của đất đai trong cuộc sống. Từ đó, chúng ta cần phải bảo vệ, sử dụng đất đai hợp lí, hiệu quả.

Đăng bởi: THPT An Giang
Chuyên mục: Học Tập