Soạn bài Quê hương của em trang 98

Photo of author

By THPT An Giang

Những bài soạn giúp các em học sinh chuẩn bị cho phần đọc hiểu, luyện tập và trao đổi ở cuốn sách “Cánh diều lớp 2 tập 2”. Việc soạn bài trước sẽ giúp các em biết được kiến thức hôm sau sẽ học gì và hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết bài soạn “Quê hương của em” trong sách “Cánh diều” ngay dưới đây.

Soạn bài Quê hương của em sách Cánh diều

Câu 1. Hãy nói với bạn về quê hương em. Giới thiệu một hình ảnh quê hương?

Quê hương

Gợi ý đáp án:
Tớ sinh ra và lớn lên ở Thái Bình, nơi nổi tiếng với Bài ca năm tấn. Ở đó, vùng đồng bằng trù phú với những cánh đồng trải dài như một tấm thảm khổng lồ. Mọi người quê tớ chủ yếu làm ruộng, những người nông dân lam lũ làm ra những hạt gạo xuất khẩu góp phần vào phát triển đất nước. Quê tớ cũng nổi tiếng với vùng biển xinh đẹp và yên bình. Tớ rất yêu và tự hào về quê hương của mình.

Xem thêm:  Soạn bài Con lợn đất trang 53

Soạn Bài đọc 1: Bé xem tranh trang 99

Đọc hiểu

Câu 1. Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ những gì?

Gợi ý đáp án:
Bức tranh mà bạn nhỏ xem vẽ: đồng lúa, con đò cập bến, thuyền, con cò.

Câu 2. Vì sao bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê của mình?

Gợi ý đáp án:
Bạn nhỏ nghĩ rằng đó là bức tranh vẽ làng quê mình vì bức tranh giống buổi chiều hôm đó trời trong veo thẳng cánh cò bay.

Câu 3. Nói về một hình ảnh em thích trong bài thơ.

Gợi ý đáp án:
Hình ảnh em thích trong bài thơ là đồng lúa chín với những bông lúa chín trĩu nặng hạt cong như đuôi gà, mùi thơm lúa chín xao xuyến.

Luyện tập

Câu 1. Tìm trong bài thơ một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ khi xem tranh.

Gợi ý đáp án:
Trong bài thơ một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của bạn nhỏ khi xem tranh là:
“Mắt bé long lanh
Chợt cười ngộ nghĩnh.”

Câu 2. Đặt một câu thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú của em trước một bức tranh hoặc một cảnh đẹp.

Gợi ý đáp án:
Đặt câu: “Cảnh ở đây thật tuyệt!”

Soạn Bài đọc 2: Rơm tháng Mười trang 102

Đọc hiểu

Câu 1. Đọc câu mở đầu và cho biết: Tác giả bài đọc kể về kỉ niệm gì?

Xem thêm:  Soạn bài Trò chơi của bố (trang 119)

Gợi ý đáp án:
Tác giả bài đọc kể về những kỉ niệm mùa gặt tháng Mười thời thơ ấu.

Câu 2. Tìm những câu văn:

a) Tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười

b) Tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười

Gợi ý đáp án:
a) Tả vẻ đẹp của nắng tháng Mười: “Nhớ cái nắng hang tháng Mười trong như hổ phách.”

b) Tả vẻ đẹp của rơm tháng Mười: “Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm héo tảo mùi hương thơm ngầy ngậy.”

Câu 3. Trẻ con trong làng chơi những trò chơi gì trên những con đường, sân, ngõ đầy rơm?

Gợi ý đáp án:
Trẻ con trong làng chạy nhảy, sưởi nắng, lăn lộn, vật nhau hay chơi trò lộn đầu xuống đất trên những con đường làng đầy rơm.

Luyện tập

Câu 1. Tìm trong bài đọc các từ ngữ:

a) Tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười

b) Tả hoạt động của các bạn nhỏ

Gợi ý đáp án:
a) Tả màu sắc, mùi thơm của rơm tháng Mười: vàng óng ánh, ngầy ngậy.

b) Tả hoạt động của các bạn nhỏ: chạy nhảy, nô đùa, lăn lộn, vật nhau, đi lộn đầu.

Câu 2. Đặt câu với một từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 1.

Gợi ý đáp án:
Đặt câu:
“Những con đường rơm vàng óng ánh trải dài khắp miền quê.”
“Bọn trẻ chơi đùa, chạy nhảy trông thật vui vẻ.”

Bài viết này được đăng bởi THPT An Giang trong chuyên mục Học Tập.

Xem thêm:  Soạn bài trang 104 - Chiếc rễ đa tròn.